Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 29/06/2023, 06:33 (GMT+7)

Mẹo chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng bình thường, nhưng cần có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là các mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn mà các mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ 

Mồ hôi trộm là gì?

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm là hiện tượng các vùng trên cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi dù thời tiết nóng hay lạnh, xảy ra ở bất kỳ mùa nào trong năm.

Tình trạng đổ mồ hôi trộm có thể gặp ở hầu hết mọi đối tượng, nhưng trẻ sơ sinh dễ mắc phải hiện tượng này nhất, đặc biệt là vào lúc ngủ và vào ban đêm. Trẻ sơ sinh dễ đổ mồ hôi trộm do hệ thống điều hòa nhiệt độ cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên đổ mồ hôi đầu là một cách để cơ thể của trẻ điều chỉnh nhiệt độ bên trong.

mẹo chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là bệnh lý bình thường

Các loại mồ hôi trộm 

Mồ hôi trộm sinh lý

Cơ thể trẻ có sự trao đổi chất mạnh mẽ, làm cơ thể tiết ra mồ hôi gọi là mồ hôi trộm sinh lý, và điều này không gây hại gì đến cơ thể và sức khỏe của trẻ.

Mồ hôi trộm bệnh lý

Nếu trẻ mắc các bệnh như: bệnh còi xương, thiếu vitamin D, bệnh tim bẩm sinh…thì đây là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đổ mồ hôi trộm. 

mẹo chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Trẻ bị còi xương có thể là nguyên nhân làm trẻ bị mồ hôi trộm

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ 

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá đinh lăng

Theo dân gian, lá đinh lăng chứa nhiều chất như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1,... nên có tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, lưu thông huyết mạch và thanh nhiệt giải độc. 

mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá đinh lăng

Cách chữa mồ hôi trộm cho trẻ em bằng đinh lăng 

- Rửa sạch lá đinh lăng và để ráo nước

- Trước khi cho vào nồi, nên vò nhẹ lá

- Đun sôi lá cùng 2 lít nước

- Chắt nước lá đinh lăng đã nấu để pha nước tắm cho trẻ

Đọc thêm: Mẹo trị sốt mọc răng cho bé cực kì đơn giản

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá lốt

Khi sử dụng lá lốt cho trẻ sẽ giúp cơ thể lọc và đào thải độc tố. Do đó, lá lốt là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng để chữa bệnh đổ mồ hôi trộm cho trẻ.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá lốt
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá lốt

Cách sử dụng lá lốt chữa mồ hôi trộm cho trẻ

- Nấu lá lốt với muối để trẻ uống thay nước lọc hàng ngày.

- Chế biến các món ăn hàng ngày cho trẻ bằng cách thêm lá lốt (áp dụng với những trẻ qua tuổi ăn dặm)

- Với trẻ sơ sinh, các mẹ có thể đun lá lốt lấy nước ấm, sau đó xông hơi cho trẻ. Khi nước còn ấm, có thể lấy nước đó ngâm tay và chân cho trẻ trong vòng 15 phút.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng dâu tằm

Đây là mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ phổ biến nhất vì có thể trị dứt điểm chứng đổ mồ hôi trộm do kết hợp chức năng an thần của dâu tằm.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng dâu tằm
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng dâu tằm

Cách nấu nước dâu tằm

- Dâu tằm bỏ cuống, rửa sạch và để ráo nước

- Cho dâu tằm vào hũ thủy tinh lớn, ngâm cùng mật ong hoặc đường (gia giảm theo khẩu vị thích ngọt hay không)

- Đậy kín nắp và ngâm trong 7-10 ngày thì lấy nước cốt ra pha cùng nước lọc và cho trẻ uống.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng rau má

Theo dân gian, rau má có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Với đặc tính này, khi chữa đổ môi hôi trộm cho trẻ, rau má cũng là nguyên liệu được sử dụng nhiều vì dễ mua và cách chế biến cũng đơn giản.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng rau má
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng rau má

Cách sử dụng rau má chữa mồ hôi trộm cho trẻ

- Rau má rửa sạch, cắt nhỏ rồi mang đi xay nhuyễn

- Lọc lấy nước và cho thêm đường để giảm vị đắng của rau má

- Cho trẻ uống hàng ngày

- Ngoài ra, có thể sử dụng rau má để nấu canh trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ: Tắm nắng

Bệnh còi xương là nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi trộm ở nhiều trẻ hiện nay. Do đó, việc cho trẻ tắm nắng giúp bổ sung vitamin D, kích thích xương phát triển.

Cách tắm nắng cho trẻ

- Chỉ nên tắm nắng cho trẻ từ 10 ngày tuổi trở lên

- Thời gian tắm nắng tốt nhất là 6 - 9 giờ sáng (mùa hè) và 9 - 10 giờ sáng (mùa đông), không cho trẻ tắm nắng vào buổi trưa và tối.

- Cho trẻ tắm nắng trong 3 ngày đầu ở nơi có bóng râm từ 10 phút, sau đó tăng dần lên 30 phút để bé làm quen với nhiệt độ.

- Khi cho trẻ tắm nắng, hãy để cơ thể bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và che chắn cẩn thận ở vùng mắt và đầu của trẻ vì tia UV không tốt cho những bộ phận này. 

- Thời gian tắm nắng cho trẻ chỉ nên trong 30 phút/ngày.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Bảo vệ đầu và mắt cho trẻ khi tắm nắng

Đọc thêm: Mẹo chữa quai bị ở trẻ em: Bệnh quai bị là gì và cách điều trị như thế nào?

Cùng chuyên mục