Mẹo chữa quai bị ở trẻ em: Bệnh quai bị là gì và cách điều trị như thế nào?
Bệnh quai bị thường gặp ở đối tượng là trẻ em, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Áp dụng ngay các mẹo chữa bệnh quai bị cho trẻ em dưới đây để có thể điều trị ngay tại nhà cho trẻ nhé!
Tổng quan về bệnh quai bị
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là bệnh do virus trong tuyến nước bọt gây ra và rất dễ lây nhiễm.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh quai bị đều có các triệu chứng nhẹ giống như bệnh cúm hoặc cảm lạnh nặng. Trong một số ít trường hợp, bệnh quai bị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, một số biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh quai bị nhất, tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, vacxin quai bị được phổ biến hơn, tỉ lệ mắc bệnh quai bị trở nên hiếm gặp hơn.
Đọc thêm: Bỏ túi các mẹo chữa dị ứng thức ăn siêu đơn giản
Các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em là gì?
Các triệu chứng thường xuất hiện sau 2 đến 3 tuần từ khi tiếp xúc với vi-rút. Nhiều trẻ không có triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị bao gồm:
- Đau và sưng ở tuyến nước bọt, đặc biệt là ở vùng hàm
- Khó nói và nhai
- Đau tai
- Sốt
- Đau đầu
- Đau cơ
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon
Quai bị kéo dài bao lâu?
Hầu hết mọi người khỏi bệnh quai bị trong vòng hai tuần.
Sốt do quai bị có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày và các triệu chứng khác thường hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Sưng tuyến nước bọt thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
Quai bị có lây không?
Bệnh quai bị khá dễ lây lan. Nó chủ yếu lây lan qua tuyến nước bọt mà người nhiễm bệnh phát ra khi ho, nói chuyện hoặc hắt hơi. Các tình huống tiếp xúc gần (chẳng hạn như hôn và chơi thể thao) có thể lây lan virus này và việc chia sẻ các đồ vật như cốc và đồ dùng cũng có thể lây bệnh.
Đọc thêm: Bệnh hắc lào sẽ biến mất nhanh chóng nhờ các mẹo này
Thời gian ủ bệnh quai bị
Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh dài, có thể mất từ 12 đến 25 ngày sau khi tiếp xúc để xuất hiện dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm vi-rút.
Người bị bệnh quai bị có thể truyền vi-rút cho người khác khoảng hai ngày trước khi phát triển sưng tuyến nước bọt hoặc các triệu chứng khác và cho đến năm ngày sau đó.
Mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em tại nhà
Mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng mật ong
Mật ong rất tốt trong việc kháng virus, giảm ho. Cho trẻ sử dụng mật ong khi mắc bệnh quai bị sẽ giúp hạ sốt và làm giảm tình trạng phù nề của vết thương do các hoạt chất trong mật ong làm giảm hoạt động của cyclooxygenase-1 và cyclooxygenase-2 (enzyme gây tình trạng viêm và sốt).
Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng mật ong
-
Mua 50 - 70 hạt đậu đỏ về xay nhuyễn thành dạng bột (có thể mua bột đậu đỏ cho tiện)
-
Trộn phần bột đậu đỏ với mật ong sao cho thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên vùng da bị sưng.
-
Đắp hỗn hợp đậu đỏ + mật ong 1 lần 1 ngày
Lưu ý
Chỉ sử dụng mật ong chữa bệnh quai bị cho trẻ trên 1 tuổi
Mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng gừng
Gừng là nguyên liệu dễ tìm, có mặt trong gian bếp của hầu hết mọi gia đình Việt Nam. Nguyên liệu trông nhỏ mà có võ trong việc điều trị quai bị ở trẻ em đó nha. Trong gừng có chứa hợp chất gingerol giúp giảm triệu chứng đau và sưng khi mắc bệnh quai bị.
Cách sử dụng gừng chữa bệnh quai bị ở trẻ em
-
Chuẩn bị bột gừng, nước, vải hoặc băng gạc sạch
-
Trộn bột gừng cùng nước thành hỗn hợp sệt
-
Đắp hỗn hợp lên vùng má bị sưng, dùng vải hoặc băng gạc quấn bên ngoài để cố định
Lưu ý
Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ gừng để chữa quai bị ở trẻ em vì gừng có tính nóng, sử dụng quá nhiều có thể làm da mặt trẻ bị nóng rát, khó chịu.
Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc
Hạt gấc rất giàu chất phytochemical có nhiệm vụ kháng khuẩn, chống oxy hóa. Cho trẻ sử dụng hạt gấc khi mắc bệnh quai bị sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn do virus gây ra.
Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc
-
Chuẩn bị hạt gấc và rượu trắng
-
Rửa sạch hạt gấc rồi đem phơi khô, sau đó giã lấy bột
-
Trộn bột hạt gấc đã có cùng một chút rượu trắng thành hỗn hợp sền sệt
-
Đắp hỗn hợp hạt gấc + rượu trắng vào vết quai bị
Mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng tỏi
Tỏi rất tốt trong việc chống viêm, giảm đau, ngăn chặn sự tấn công từ vi khuẩn, do đó không ngạc nhiên khi tỏi được xem là một phương pháp được nhiều gia đình áp dụng cho trẻ khi bị quai bị.
Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng tỏi
Chuẩn bị tỏi và giấm, đây là hai nguyên liệu cực kì dễ tìm
-
Tỏi bóc sạch vỏ rồi giã nát
-
Pha tỏi cùng giấm theo tỉ lệ 1:1
-
Đắp hỗn hợp tỏi giấm lên vùng da bị quai bị sẽ giúp giảm sưng vết thương.
Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh quai bị tại nhà
Lưu ý trong sinh hoạt
- Khi trẻ mắc bệnh quai bị nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà đến khi khỏi hẳn
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ bị quai bị.
- Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có tác dụng diệt khuẩn
- Cho trẻ em che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.
- Khử trùng, vệ sinh sạch sẽ các bề mặt cứng, đồ chơi và tay nắm cửa
Ăn uống như thế nào khi mắc bệnh quai bị?
Trẻ em mắc quai bị nên ăn gì?
-
Những món ăn dạng lỏng như: súp, canh, cháo hạt sen, cháo yến mạch…
-
Những món ăn chế biến từ các loại đậu giàu vitamin B1, B2, A, D, E, K, C như: canh đậu hũ non rong biển, cháo đậu xanh, sữa đậu xanh, sữa đậu nành…
-
Những thực phẩm chế biến từ rau xanh vì giàu vitamin A, vitamin C, sắt, chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Nên kiêng gì cho trẻ khi mắc bệnh quai bị?
-
Thức ăn có vị chua vì có thể gây đau đớn cho trẻ do kích thích tuyến nước bọt tiết ra
-
Thức ăn có vị cay nóng và vị tanh như tiêu, ớt, hải sản vì khó tiêu hóa, cơ thể sẽ ít hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu.
-
Hạn chế cho trẻ ăn thịt gà vì đây là món ăn cứng, khi nhai trẻ sẽ phải hoạt động cơ hàm nhiều gây đau đớn, hơn nữa đây còn là thực phẩm khó tiêu không tốt cho trẻ.
-
Những món ăn làm từ gạo nếp được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ mắc bệnh quai bị, bởi nó làm cho quai hàm sưng to hơn, gây đau đớn khó chịu cho trẻ.