Tiếp Thị Gia Đình

Thứ sáu, 25/10/2024, 09:22 (GMT+7)

Măng ngon nhưng 'đại kỵ' với những người này, biết ngay để tránh, kẻo rước thêm bệnh vào thân

Măng là món ăn ngon, hấp dẫn, được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món này.

Măng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người yêu thích. Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, măng chứa nhiều chất xơ, các vitamin A, E, B6 và khoáng chất như canxi, kali, magiê, phốt pho, đồng, kẽm, mangan...

Bạn có thể chế biến măng thành nhiều món ăn hấp dẫn như măng xào, canh măng, măng ngâm ớt… Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Vậy, ai không nên ăn măng?

Những người không nên ăn măng

Trẻ nhỏ và người già không nên ăn măng

Măng tươi nhưng chứa nhiều chất xơ khó tiêu hóa nên trẻ em và người lớn tuổi không nên ăn măng vì có thể gây tắc ruột nguy hiểm. Hơn thế, măng còn có nguy cơ nhiễm độc cao. 

mang-kho
Trẻ nhỏ và người già không nên ăn măng

Trong măng có chứa axit oxalic sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vì vậy, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn măng kẻo khó hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến thiếu canxi, thiếu kẽm dẫn đến chậm phát triển. 

Người bị bệnh thận

Bệnh lý thận đôi khi do vi khuẩn Streptocoques gây ra nhưng thông thường là do các bệnh khác khiến các mạch máu làm tổn hại đến thận như bệnh cao huyết áp, đái tháo đường. 

Vậy nên, nếu bạn đang điều trị bệnh thận cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống. Các loại măng tây, măng tre đều là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận

Phụ nữ mang thai

Trong măng có chứa nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

Sau khi đi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Đã có không ít trường hợp các mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc thường là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này hoàn toàn không tốt cho thai nhi. Chính vì vậy, nếu đang mang thai bạn cần tránh ăn măng kẻo gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

an-mang
Phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế ăn măng

Người bị bệnh gout

Nếu đang bị gout bạn cần cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống của mình vì nó có thể làm tăng lượng acid uric trong máu khiến bệnh tình ngày một trở nặng. Trong khi đó, măng tây, măng tre, măng trúc đều là thực phẩm tăng trưởng nhanh, nếu bổ sung chúng vào cơ thể sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric có trong cơ thể, từ đó gây đau nhức cho người đang mắc bệnh gout.

Người bị bệnh đau dạ dày

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa bởi chứa nhiều chất xơ rất khó phân hủy. Ngoài ra, măng còn có thể gây kích thích cho dạ dày vì chứa axit. Thế nên nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn măng thì tốt hơn kẻo gặp các triệu chứng không mong muốn.

Một số lưu ý khi ăn măng

Không chỉ những đối tượng trên cần hạn chế ăn măng mà những người khỏe mạnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

Cần sơ chế măng đúng cách để khử độc. Bạn chỉ cần ngâm măng tươi và luộc nhiều lần qua nước, mở vung khi sôi. Nên nhớ khi luộc tránh đậy kín nồi kẻo những chất nguy hiểm sẽ không thoát ra ngoài.

Không nên ăn măng tươi thường xuyên bởi trong măng có chứa lượng chất xơ nhiều nên nếu ăn quá nhiều và liên tục có thể tăng nguy cơ chất xơ làm bít tắc ruột.

mang-ngam
Không nên ăn măng ngâm

Không nên ăn măng sống, măng chưa ngâm chưa luộc, hay măng ngâm giấm, măng xổi. Mặc dù măng giấm kích thích vị giác, dễ ăn, đưa cơm hơn nhưng cách chế biến có thể tạo ra độc tố cyanide gây hại cho sức khỏe của bạn.

Cách chọn măng cũng rất quan trọng, bạn nên mua măng còn tươi, không bị nấm trắng, thâm đen. Nếu là măng ngâm, khi mua hãy quan sát thật kỹ màu sắc, tránh mua măng đã bị mềm nhũn. Với măng khô, cần mua măng có mùi thơm tự nhiên, hay vàng hổ phách, tuyệt đối không chọn măng có màu vàng lạ vì rất có thể đã bị nhiễm lưu huỳnh bảo quản nhiều hơn. 

Cùng chuyên mục