Thứ hai, 01/07/2024, 06:02 (GMT+7)

Mắc phải sai lầm này sau khi đánh răng gây hàng loạt bệnh tật, sửa ngay kẻo muộn

Đây là một trong những sai lầm nhiều người mắc phải sau khi đánh răng và việc này có thể gây hại đến sức khỏe. 

Gia đình Việt Nam dẫn lời Tiến sĩ Abdul Azizi, nha sĩ chính của Phòng khám Nha sĩ Tư nhân Harley (Hoa Kỳ), việc lau khô bàn chải đánh răng sau khi sử dụng là vô cùng quan quan trọng vì bàn chải đánh răng ướt tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen này. Hầu hết mọi người chỉ thường rửa sạch bàn chải và cất để lần sau dùng tiếp. Tuy nhiên, thói quen này không hề tốt nó có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Đó là tăng nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, chẳng hạn như viêm nướu và viêm nha chu, đồng thời có thể khiến bạn tái nhiễm các mầm bệnh gây bệnh

Vì sao cần lau khô chải đánh răng sau mỗi lần sử dụng?

Bàn chải đánh răng ướt có thể khiến vi khuẩn phát triển

Trước hết, theo tiến sĩ Azizi, bàn chải đánh răng ướt sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Vì lúc này, độ ẩm kết hợp với các thức ăn thừa và kem đánh răng vẫn còn sót lại sẽ tạo ra môi trường sinh sản cho vi khuẩn, hậu quả là có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh về răng miệng.

shutterstock_2324698841

Đại học Manchester (Anh) nghiên cứu rằng, trung bình 1 chiếc bàn chải đánh răng có chứa khoảng 10 triệu vi khuẩn, bao gồm cả tụ cầu khuẩn và E.coli. Không chỉ thế, trong miệng chúng ta luôn có khoảng 100 - 200 loại vi khuẩn sinh sống dù ở bất cứ thời điểm nào. Vậy nên, việc rửa bàn chải đánh răng sạch sẽ và lau khô sau khi sử dụng giúp giảm khả năng sinh trưởng của vi khuẩn.

Bàn chải đánh răng ướt có thể gây ra mùi khó chịu

Nếu để bàn chải đánh răng bị ướt trong thời gian dài có thể gây ra mùi khó chịu do vi khuẩn phát triển.

Tiến sĩ Azizi cảnh báo: “Điều này có thể khiến trải nghiệm đánh răng của bạn trở nên khó chịu và có thể cản trở bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt”.

Theo thời gian lông bàn chải ướt liên tục yếu đi

"Sử dụng bàn chải đánh răng ướt chứa vi khuẩn hoặc vi rút có thể khiến bạn tái nhiễm bệnh, đặc biệt là sau khi khỏi bệnh", Tiến sĩ Azizi nói.

Ông cho biết thêm, nếu bạn để bàn chải của mình cạnh những bàn chải đánh răng khác còn có thể tăng nguy cơ lây nhiễm chéo do các sinh vật gây hại có thể lây lan giữa các bàn chải.

Để tránh điều này, quan trọng nhất bạn vẫn phải rửa bàn chải đánh răng thật kỹ sau khi sử dụng, vảy khô bàn chải và bảo quản ở nơi thẳng đứng ở khu vực thông gió tốt, nơi bàn chải có thể khô hoàn toàn trong không khí. Đặc biệt, tuyệt đối hạn chế không để bàn chải đánh răng trong phòng tắm.

Bàn chải đánh răng nên được cất ở đâu?

Theo nha sĩ, Tiến sĩ Payal Bhalla, việc để bàn chải đánh răng trong phòng tắm có thể khiến bàn chải tiếp xúc với hàng loạt chất bẩn. Nơi lý tưởng nhất để cất bàn chải là khu vực khô ráo ngoài phong tắm, có thể là phòng ngủ hoặc sắm tủ đựng bàn chải đánh răng riêng.

Trong trường hợp để bàn chải đánh răng ở phòng tắm, bạn hãy để càng xa bồn cầu càng tốt. Nếu gia đình bạn chỉ có một phòng tắm, mỗi người hãy sắm riêng cho mình hộp hoặc cốc đựng bàn chải đánh răng riêng để hạn chế ngăn chặn việc lây nhiễm giữa các bàn chải.

Chọn bàn chải như thế nào đúng?

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), bàn chải lông mềm, cán dài là loại bạn nên dùng vì chúng có thể chạm đến các kẽ răng khó tiếp cận trong khoang miệng. 

Se-brosser-les-dents-avec-brosse-electrique-scaled-1200x675

Bàn chải đánh răng thường có 2 dạng phổ biến là dạng lồi lõm rãnh núi và dạng phẳng. Nếu chọn loại có hình rãnh núi thì bạn có thể chạm dễ dàng tới các kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám giữa các răng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là nhanh hỏng vì lông bàn chải khá dài.

Đối với bàn chải truyền thống, thời gian thay bàn chải từ 3 đến 4 tháng/lần sau khi lông bàn chải đã mòn. Tuy nhiên, với bàn chải điện, bạn nên thay đầu bàn chải là nhiều hơn và thời gian sử dụng không quá 3 tháng. Vì lông bàn chải điện thường ngắn hơn so với bàn chải truyền thống nên chúng sẽ nhanh mòn hơn và bạn cần phait thay thường xuyên hơn.

Cùng chuyên mục