Thứ bảy, 23/12/2023, 05:25 (GMT+7)

Lỡ quát mắng con nặng lời, cha mẹ cần xử lý thế nào?

PV (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Trong quá trình nuôi dạy con cái, không thể tránh khỏi những lúc cha mẹ mất bình tĩnh và nặng lời với con.

Nguyên nhân quát mắng có thể xuất phát từ việc trẻ nghịch ngợm, làm sai điều gì đó hoặc do những căng thẳng tử bản thân cha mẹ. Dù là từ phía nào thì hành động quát mắng, thậm chí là bạo lực sẽ khiến trẻ bị tổn thương và gây căng thẳng cho mối quan hệ.

Con có thể cảm thấy cha mẹ không hiểu con hoặc không công bằng chứ không nhìn nhận lỗi sai. Hoặc con có thể cảm thấy tội lỗi và nghĩ cha mẹ sẽ nhìn nhận mình khác đi vì những sai lầm của chúng…

Dưới đây là những điều cha mẹ cần làm sau khi bạn lỡ quát mắng con:

Thể hiện tình yêu với con

quat mang Tiepthigiadinh H1
Hãy thể hiện sự bao dung và yêu thương với con

Khi bình tĩnh lại, hãy xác nhận lại với con rằng bạn yêu con. Cả hai bên cần trò chuyện để hiểu hơn cảm xúc của nhau. Bạn có thể nói lời động viên; thể hiện tình yêu thương bằng cơ thể như một cái nắm tay, một cái ôm, những nụ hôn, xoa đầu, vuốt tóc, khoác tay, tựa vào vai…

Nếu con không có lỗi mà cơn cáu giận đến từ phía cha mẹ, hãy chủ động xin lỗi con và giải thích nguyên nhân.

Để con chịu trách nhiệm

Trong trường hợp con mắc lỗi và làm sai, hãy nhẹ nhàng nói cho con biết về sai lầm mà con đã mắc phải và đảm bảo rằng con phải khắc phục, sửa chữa sai lầm đó. Bỏ qua sai lầm của con có thể khiến con phát triển thói xấu.

Khi con biết sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, con bạn có khả năng sẽ sửa chữa vấn đề nhanh chóng và ít có khả năng mắc lại sai lầm hơn.

Lắng nghe cảm xúc của con

quat mang Tiepthigiadinh H2
Lắng nghe tâm tư của con

Sau khi đã giải thích về lỗi của con, hãy lắng nghe con một cách cởi mở và cố gắng hiểu câu chuyện từ góc nhìn của con. Bạn nên cùng con thảo luận vấn đề và tìm ra giải pháp để ngăn ngừa những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Nếu chúng gặp rắc rối vì điều gì đó ở trường, hãy hỏi giáo viên để xem vấn đề đã được giải quyết chưa.

Chuyển chủ đề

Con bạn là cá thể hoàn chỉnh. Đừng để con xác định mình là ai bằng những sai lầm của mình. Hãy chuyển sang một chủ đề khác. Nếu bạn vừa khiển trách con vì một sai lầm ở nhà, hãy hỏi con hôm nay ở trường ra sao. Nếu bạn khó chịu vì con không hoàn thành bài tập về nhà, hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện về bóng đá hoặc một số hoạt động khác.

Điều này sẽ giúp chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến tất cả của con và không phán xét con chỉ bằng sai lầm con vừa mắc.

 Không cằn nhằn

Sau khi đã tìm xong cách giải quyết vấn đề, đừng mãi cằn nhằn hay kéo dài chủ đề này. Liên tục chỉ trích và căn nhằn chỉ mang lại tác dụng tiêu cực và tạo ra khoảng cách giữa hai bên.

Cùng chuyên mục