Làm gì để trẻ em không bị “tấn công” trên mạng xã hội
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, trở thành công cụ làm việc và giải trí không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, nguy cơ rủi ro về an toàn bảo mật thông tin và quyền riêng tư cũng ngày càng gia tăng. Đối với trẻ em, những nguy cơ này càng trở nên rõ nét khi các em chưa có đủ kỹ năng để nhận diện cũng như phòng tránh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Giải pháp nào để trẻ biết cách quản lý tài chính khi còn đi học?
Đồ chơi Baby Three nghi vấn in “đường lưỡi bò”: Cơ quan quản lý thị trường chỉ đạo nóng
Sở Y tế TP.HCM: Thành lập Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội
Theo thống kê của UNICEF, 92% trẻ em Việt Nam có sử dụng thiết bị kết nối internet, trong đó 89% trẻ lên mạng hàng ngày qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán Internet. Trẻ sử dụng trong cả mục đích dành cho học hành nghiên cứu cũng như truy cập thông tin. Những rủi ro tiềm ẩn trẻ em phải đối diện trên Internet là rất lớn.
Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, Internet là một phương tiện cung cấp thông tin, giải trí, không thể thiếu trong đời sống, kể cả với trẻ em. Vì thế phụ huynh, người làm giáo dục, những nhà hoạch định chính sách cần có trách nhiệm chung tay bảo vệ hệ sinh thái, đảm bảo an toàn trên môi trường mạng.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà cho đến nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia đang hướng tới là trang bị cho trẻ em nhận thức về các nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng, kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng. Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng, thầy cô, cha mẹ và những người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản khi tham gia môi trường mạng.
Khuyến khích phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn, thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng.
Em N.L.B.N (TP. Cần Thơ) chia sẻ: “Khi sử dụng mạng xã hội, có người lạ nhắn tin cho tiền nếu em làm theo yêu cầu của họ. Họ còn uy hiếp, dọa nạt, yêu cầu chụp hình hoặc nạp thẻ cào. Lúc đó, em không biết phải làm gì, may mà có người thân phát hiện kịp thời”.

Bà Trần Thị Quế Chi (Viện phó Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ và mạng xã hội mang lại cho đời sống. Thế nhưng, chúng ta lại quên mất một điều rằng trẻ em là nhóm yếu thế cần được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng. Có những trường hợp kẻ xấu giả danh để trà trộn vào các nhóm học sinh, tạo dựng niềm tin, sau đó tiến hành đe dọa, bắt nạt. Chúng có thể gửi những clip nhạy cảm để dụ dỗ trẻ cùng xem, từ đó gây áp lực hoặc hăm dọa với mục đích tiêu cực. Khi trẻ cung cấp họ tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin cá nhân khác, kẻ xấu sẽ lợi dụng những dữ liệu này để đe dọa, uy hiếp hoặc thậm chí thực hiện các cuộc gọi tống tiền”.
Luật sư Bùi Trọng Hiển (Giám đốc Công ty Luật Bùi Trọng Hiển) cho biết: “Theo Điều 36 của Nghị định 30 năm 2021, hành vi xâm phạm quyền bảo vệ trẻ em trên không gian mạng có thể bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng”.
Để bảo vệ và tạo môi trường an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, gia đình cần trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đây sẽ là hành trang giúp trẻ nhận diện các nguy cơ có thể gặp phải, đồng thời biết cách sử dụng không gian mạng một cách thông minh và hiệu quả, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.