Chủ nhật, 22/12/2024, 19:30 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 23/12: Bắt đầu tuần mới trong sắc xanh

Giá xăng dầu hôm nay 23/12 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.

giaxang23

Giá xăng dầu hôm nay trong nước

Giá xăng dầu hôm nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 23/12 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 19/12 của liên bộ Tài chính – Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 383 đồng/lít, lên mức 20.244 đồng/lít; riêng xăng RON 95 tăng 408 đồng/lít, lên mức 21.004 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S tăng 478 đồng/lít, lên mức 18.733 đồng/lít; dầu hỏa tăng 402 đồng/lít, lên mức 18.968 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 329 đồng/kg, lên mức 903 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.

Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 50 phiên điều chỉnh, trong đó có 23 phiên giảm, 20 phiên tăng và 8 phiên trái chiều.

Giá xăng dầu hôm nay thế giới

Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới, ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 23/12 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12% (tương đương tăng 0,08 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08% (tương đương tăng 0,06 USD/thùng).

Tuần trước giá dầu ghi nhận tuần giảm, chịu tác động bởi tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm chậm tốc độ giảm chi phí đi vay trong năm 2025, đồng USD duy trì mức tăng, lo ngại nhu cầu thấp từ Trung Quốc.

Theo Reuters, đồng USD đã trượt khỏi mốc cao nhất trong 2 năm sau dữ liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt. Dữ liệu này được đưa ra hai ngày sau khi Fed cắt giảm lãi suất nhưng hạ triển vọng cắt giảm lãi suất vào năm tới. Đồng USD yếu hơn khiến dầu trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi việc cắt giảm lãi suất có thể thúc đẩy nhu cầu dầu.

Theo ông Kilduff, thị trường lo ngại về triển vọng nhu cầu, đặc biệt từ Trung Quốc, và nếu mất đi sự hỗ trợ tiền tệ từ Fed, thì đó sẽ là cú đấm kép.

OPEC+ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 trong tháng thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó JPMorgan dự báo thị trường dầu mỏ sẽ chuyển từ trạng thái cân bằng vào năm 2024 sang thặng dư 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2025, vì ngân hàng này dự báo nguồn cung ngoài OPEC+ sẽ tăng 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 trong khi sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn duy trì ở mức hiện tại.

Cùng chuyên mục