Giá tôm thẻ miền Tây giảm mạnh
Thị trường tôm gặp khó khăn khi giá tôm liên tục giảm mạnh. Chi phí đầu tư nuôi tôm thẻ là không nhỏ khiến nhiều ngư dân thua lỗ nặng.
Tôm thẻ là loại tôm được nuôi theo mô hình công nghệ cao. Hiện nay, giá tôm thẻ thu mua tại nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm mạnh. So với thời điểm trước Tết Nguyên đán, giá tôm thẻ giảm từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí đầu tư để nuôi tôm công nghệ cao rất cao; giá thức ăn, thuốc thú ý thủy sản, giá điện, nhân công tăng vọt nên nhiều ngư dân bị thua lỗ nặng.
Các loại tôm nước lợ, nước mặn ở các kích cỡ đều giám giảm sâu. Giá tôm thẻ loại 20 con/kg ở mức 200.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ loại 25 con/kg là khoảng 155.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ nuôi ao trải bạt loại 30 con/kg từ 128.000 -136.000 đồng/kg; nuôi ao đất 108.000 - 109.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ loại 40 con/kg nuôi ao trải bạt chỉ giá 110.000 đồng/kg, nuôi ao đất chỉ giá 108.000 đồng/kg. Tôm thẻ loại 50 con/kg có giá 105.000 đồng/kg. Các loại tôm nhỏ hơn có giá dao động 90.000-100.000 đồng/kg.
Ngày 8/5, Công ty thủy sản Tuấn Phát (Sóc Trăng) cho biết, vừa thu mua ở huyện Cù Lao Dung và các địa bàn lân cận khoảng 60 tấn tôm thương phẩm, loại 40-60 con/kg. Do giá tôm giảm mạnh nên sau khi trừ chi phí, người nuôi chỉ lãi khoảng 10%.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu tại Sóc Trăng, giá tôm đang ở mức thấp nhất tính từ khi dịch COVID-19 được kiểm soát đến nay. Với giá thấp như hiện nay, nhiều nông dân chọn phương án “thu tỉa” để bắt bớt một lượng tôm trong các ao mật độ dài.
Một chủ nuôi tôm ở Sóc Trăng chia sẻ, gia đình thu tỉa 5 tấn tôm loại 100 con/kg vào 2 tuần trước với giá bán 93.000 đồng. Hình thức “thu tỉa” như vậy giúp có thêm chi phí mua thức ăn và giảm bớt áp lực cho 5 ao có mật độ tôm dày đặc.
Ông Phát – một người dân nuôi tôm thẻ ở Bến Tre cho biết, giá tôm sụt giảm trong những tháng giá thức ăn và giá điện tăng cao nhất. Thời tiết nắng quá nhiệt độ cao nuôi tôm không thuận lợi, giá tôm giảm kiểu này không có lãi. Những người nuôi chậm lớn từ bằng vốn đến thua lỗ nặng. Một ao thu 4-5 tấn, kiếm lãi 100 triệu đồng rất khó. Nuôi tôm này làm sao phải xuất khẩu bền vững người dân mới dám đầu tư nuôi.
Một trong những nguyên nhân làm cho giá tôm sụt giảm là do việc xuất khẩu chậm; trong khi đó diện tích nuôi tôm nước lợ, nước mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng cao. Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2023 cjủa Việt Nam giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó tôm giảm rất mạnh vì thị trường Mỹ quý I giảm đến 60%. Các chuyên gia cho biết, khi thị trường xuất khẩu “ấm” lại thì giá tôm mới có thể cải thiện.