Thứ năm, 03/04/2025
logo
Cần biết

Chuyên gia bật mí 6 quy tắc vàng để việc dọn dẹp không còn là nỗi ám ảnh, ai cũng nên biết

Vi An (Theo The Spruce) Chủ nhật, 23/03/2025, 17:11 (GMT+7)

Dọn dẹp không gian sống không chỉ giúp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ mà còn mang lại cảm giác thư thái, nhẹ nhõm. 

Chuyên gia tiết lộ 7 mẹo dọn dẹp phổ biến tưởng hữu ích nhưng không nên dùng kẻo tốn thời gian, công sức

10 mẹo giặt giũ giúp việc dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho các bà nội trợ

7 công cụ lau bụi tốt nhất giúp nhà cửa luôn sạch bong, sáng bóng, bạn nên sắm ngay cho gia đình

Nếu không có phương pháp, việc dọn dẹp có thể trở thành một nhiệm vụ mệt mỏi và tốn thời gian. Để giúp bạn tối ưu hóa quá trình này, các chuyên gia tổ chức đã chia sẻ 6 quy tắc vàng giúp loại bỏ sự lộn xộn, giữ gìn không gian ngăn nắp một cách dễ dàng và hiệu quả. Áp dụng ngay để việc dọn dẹp trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn bao giờ hết!

Đừng vội mua hộp đựng ngay lập tức

Việc chọn mua hộp đựng có thể mang lại cảm giác thích thú, nhưng theo Kristin Gorin, đồng sáng lập Get Organized RVA, đây không phải là bước đầu tiên trong quá trình dọn dẹp.

1-2114

Nhiều người thường mua sắm hộp đựng chỉ để nhận ra rằng chúng không thực sự phù hợp với nhu cầu của mình. Gorin khuyên rằng, sau khi sắp xếp và loại bỏ bớt đồ đạc, bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về số lượng và loại hộp cần mua.

Một mẹo nhỏ khác từ Gorin: Hãy đo kệ trước khi mua hộp để đảm bảo chúng vừa vặn và tối ưu không gian lưu trữ.

Bắt đầu từ những việc nhỏ

Kristin Gorin khuyên rằng khi sắp xếp lại không gian, hãy bắt đầu với những khu vực nhỏ để tránh cảm giác quá tải.

“Việc này không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn mà còn tạo động lực để tiếp tục”, cô chia sẻ.

Thay vì dọn dẹp cả phòng ngủ, hãy chỉ tập trung vào tủ quần áo. Việc sắp xếp và lọc bớt đồ đạc trong một khu vực nhỏ vẫn mang lại hiệu quả rõ rệt. Nếu sau đó bạn có hứng thú dọn tiếp những khu vực khác, hãy tiếp tục.

Loại bỏ những món đô bạn quên là mình đã có

Nếu bạn tìm thấy những món đồ mà bản thân thậm chí không nhớ là mình có, có lẽ bạn không thực sự cần chúng. Chitra Swygard gợi ý rằng những thứ này có thể là đồ dùng gia đình dư thừa, công cụ sửa chữa chưa từng sử dụng hay những cuốn sách bạn chưa bao giờ đọc.

gettyimages-1330982087-1a7fa582cf054785baa93b4360d68879-2116

“Hơn cả việc vứt bỏ, mục tiêu của việc dọn dẹp là tạo không gian cho những thứ thực sự hữu ích với bạn”, Swygard nhấn mạnh.

Loại bỏ những vật gây cảm xúc tiêu cực

Chitra Swygard, đồng sáng lập Organized with Beauty, khuyên bạn nên bỏ đi những món đồ khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái.

“Nếu một món đồ làm bạn cảm thấy tự ti, bất tiện hay khó chịu, tại sao lại giữ nó lại?” cô đặt câu hỏi.

Những ví dụ điển hình có thể là đôi giày khiến bạn bị phồng rộp, chai nước luôn bị rò rỉ hay bộ quần áo khiến bạn mất tự tin. Hãy mạnh dạn bỏ đi hoặc quyên góp thay vì tiếp tục giữ lại mà không bao giờ muốn sử dụng.

Dọn dẹp vừa đủ - đừng quá tay hoặc tiết kiệm

Mặc dù việc loại bỏ những món đồ không còn giá trị sử dụng là cần thiết, nhưng vứt bỏ quá nhiều cũng có thể khiến bạn hối tiếc. Kristin Gorin cảnh báo rằng nếu vứt bỏ quá mức, bạn có thể sẽ phải mua lại những thứ thực sự cần sau này.

spr-desk-organizer-ideas-6755291-hero-948bd64be5a948b4af20abbbc277c387-2115

Ngược lại, nếu dọn dẹp quá ít, bạn có thể không đạt được mục tiêu ban đầu như sắp xếp gọn gàng hơn, dễ dàng tìm đồ đạc hoặc thậm chí giải phóng không gian trong nhà để xe.

Đừng bắt đầu với ảnh

Julie Mills khuyên rằng đừng bao giờ khởi động quá trình dọn dẹp bằng việc sắp xếp ảnh.

“Những bức ảnh có thể gợi lên nhiều cảm xúc, cả tích cực lẫn tiêu cực, khiến bạn chững lại giữa chừng,” cô giải thích.

Thay vào đó, nếu bắt gặp ảnh khi dọn dẹp, hãy đặt chúng vào một chiếc hộp và lên kế hoạch xử lý sau. Nếu có quá nhiều ảnh, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ số hóa để lưu trữ tiện lợi hơn.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục