Điều gì đang biến Tây Hồ thành điểm đến mới cho bán lẻ quốc tế?
Trong khi TP.HCM liên tục thu hút các thương hiệu quốc tế mới, thị trường Hà Nội lại đang đối mặt với bài toán thiếu hụt mặt bằng bán lẻ chất lượng cao. Các trung tâm hiện hữu gần như đã kín chỗ, trong khi nguồn cung tương lai phần lớn lại chưa đáp ứng được yêu cầu về vị trí và tiêu chuẩn vận hành.
Công ty Yến sào Khánh Hòa trao giải xe hơi- Chương trình tri ân khách hàng
Khởi động chương trình tìm ý tưởng giải quyết vấn đề xã hội bằng công nghệ
Manulife Việt Nam chi trả kịp thời bảo hiểm cho khách hàng trong vụ lật tàu tại Hạ Long
“Mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội hiện vẫn còn hạn chế cả về quy mô và trải nghiệm nếu so với các nước trong khu vực,” bà Hoàng Nguyệt Minh – Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội nhận định.
“Từ góc nhìn của các thương hiệu quốc tế, Hà Nội vẫn còn nhiều dư địa để phát triển các tổ hợp thương mại đạt chuẩn, nơi có thể nâng tầm trải nghiệm và vận hành một cách đồng bộ hơn”, bà Nguyệt Minh nói.
Theo Báo cáo Thị trường Bất động sản Hà Nội Quý 2/2025 của Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy tại khu vực trung tâm đạt 86% tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá thuê trung bình tầng trệt tăng lên 1,3 triệu VND/m²/tháng. Cùng với đó, báo cáo Savills Impact 2025 cho biết nhiều thương hiệu quốc tế, đặc biệt trong ngành hàng thời trang và mỹ phẩm, đang có xu hướng dịch chuyển khỏi các vị trí truyền thống để tìm đến những khu vực mới có tiềm năng phát triển các flagship store.

Starlake đang nổi lên như một trong những khu vực được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Nơi đây hội tụ các yếu tố chiến lược như kết nối thuận tiện, cộng đồng cư dân quốc tế, quy hoạch đồng bộ và quỹ đất phù hợp để phát triển các tổ hợp thương mại chất lượng.
Bà Hoàng Nguyệt Minh, đại diện từ Savills cũng nhấn mạnh lợi thế quy hoạch bài bản và định hướng phát triển rõ ràng của khu vực này: “Không nhiều khu vực tại Hà Nội cùng lúc sở hữu quy hoạch bài bản, cộng đồng cư dân quốc tế, mật độ văn phòng cao và định hướng phát triển hành chính - ngoại giao như Starlake. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành một tổ hợp thương mại hiện đại, mang tính kết nối đa chiều”, bà Minh chia sẻ.
Mặc dù chưa có thông tin chính thức, một số nguồn tin cho biết một tập đoàn nước ngoài đang trong quá trình chuẩn bị khởi động một tổ hợp thương mại tại Starlake. Đây được kỳ vọng sẽ là “điểm rơi” đúng thời điểm, góp phần giải bài toán thiếu hụt mặt bằng bán lẻ chất lượng cao tại Hà Nội.
Nếu dự án này thành công, Starlake có thể trở thành bước chuyển chiến lược, góp phần định hình trung tâm bán lẻ thế hệ mới tại Hà Nội, mang lại lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho các thương hiệu quốc tế. Trong bối cảnh thị trường bán lẻ tăng trưởng mạnh sau đại dịch, các thương hiệu ngày càng ưu tiên mặt bằng tại những khu vực quy hoạch bài bản, có hệ sinh thái đầy đủ và đáp ứng tiêu chuẩn vận hành quốc tế.
Từ sau khi Lotte Mall Westlake đi vào hoạt động, khu vực phía Tây Hà Nội đang dần hình thành trục phát triển bán lẻ mới, thu hút sự quan tâm từ các thương hiệu quốc tế. Xu hướng hiện nay hướng đến các tổ hợp thương mại cao cấp, mang tính biểu tượng và vận hành theo chuẩn quốc tế, nơi khách hàng có thể trải nghiệm trọn vẹn từ mua sắm đến dịch vụ cá nhân trong không gian tinh tế. Các dự án định hướng theo tiêu chuẩn dịch vụ Nhật Bản với trải nghiệm mua sắm chỉn chu và dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt rõ nét trên thị trường.
Ngoài ra, một số dự án mới tại khu vực này cũng đang tích hợp tiêu chuẩn phát triển xanh như chứng chỉ LEED, yếu tố ngày càng quan trọng với người tiêu dùng và thương hiệu toàn cầu.