Content Editor làm gì trong chiến dịch truyền thông mà hưởng thu nhập đáng ngưỡng mộ?
Content Editor là một vị trí quan trọng giúp xây dựng nội dung mang giá trị cao để truyền tải thông điệp của thương hiệu và sản phẩm đến với khách hàng.
Content Editor là gì?
Content Editor là nhân vật thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, tổng hợp, chỉnh sửa… để tạo ra sản phẩm nội dung cuối cùng. Dễ hiểu hơn, đây là vị trí biên tập các nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh, video…
Công việc của một Content Editor
Content Editor có thể thực hiện các nhiệm vụ như:
-
Nghiên cứu search intent, từ khóa
-
Lên dàn ý bài viết
-
Kiểm tra, chỉnh sửa nội dung: chính tả, bố cục, ngữ pháp…
-
Tối ưu hóa SEO cho nội dung
-
Thiết kế ảnh
-
Tổng hợp thông tin và xây dựng các chiến dịch email/content marketing
-
Tính toán KPI, OKR phù hợp
Cụ thể, chức năng của một Content Editor sẽ được thể hiện trong từng giai đoạn của mỗi chiến dịch truyền thông như sau:
Tiền chiến dịch/dự án
Trước khi mỗi chiến dịch truyền thông được thực hiện, Content Editor sẽ đảm nhận:
-
Tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu: Đặc điểm nổi bật, phân khúc khách hàng, lợi thế cạnh tranh, cơ hội và thách thức…
-
Nghiên cứu khách hàng tiềm năng thông qua việc gặp gỡ, tìm kiếm và phân tích thông tin
-
Chuẩn bị các nguồn tài nguyên quan trọng cho quá trình sáng tạo nội dung
Trong chiến dịch/dự án
Trong quá trình dự án marketing diễn ra, Content Editor là người phụ trách:
-
Nghiên cứu từ khoá và lên dàn ý nội dung
-
Kiểm tra, điều chỉnh nội dung sao cho chất lượng
-
Phát triển nội dung cụ thể
-
Quản lý, phát triển nội dung tại các kênh truyền thông
-
Phối hợp cùng các bộ phận khác như content creator, editor... để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất
-
Theo dõi, đo lường kết quả phản hồi của nội dung được đăng tải và tiếp tục chỉnh sửa sao cho tối ưu nhất
-
Kiểm duyệt nội dung
Những kỹ năng cần có của một Content Editor
Để có thể theo đuổi nghề Content Editor, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng liên quan đến câu chữ, hình ảnh và công nghệ, kỹ thuật.
Content Editor cần có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
Công việc liên quan đến sản xuất và biên tập content đòi hỏi người làm phải có kỹ năng ngôn ngữ tốt. Riêng với Content Editor, bạn phải là người biết cách sử dụng và biến hóa từ ngữ sao cho hấp dẫn và linh hoạt. Nội dung sau khi được biên tập và chỉnh sửa cần đảm bảo tính chính xác, dễ hiểu, phù hợp với số đông khách hàng.
Sức sáng tạo cao
Làm một Content Editor, bạn không thể không có sự sáng tạo: sáng tạo trong cách tìm từ khóa, triển khai đề tài, biên tập nội dung… Song song với đó, hãy luôn rèn luyện, tìm cách kích thích sức sáng tạo và ứng dụng nó sao cho phù hợp, hiệu quả.
Tinh tế và nhạy bén
Khách hàng luôn có sự thay đổi về cảm xúc và nhu cầu. Do đó, là người biên tập nội dung, bạn cần có những cảm nhận tinh tế, nhạy bén với thời cuộc. Việc nắm bắt tâm lý khách hàng, xu thế của thị trường và hướng đi của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có những chiến lược đúng đắn để tiếp tục phát triển.
Chủ động và cầu tiến
Nếu không chủ động học hỏi để trau dồi khả năng thì nguy cơ vị trí Content Editor bị đào thải là rất lớn. Giữa sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu/doanh nghiệp ngày nay, bạn cần không ngừng nỗ lực và có trách nhiệm hơn với công việc của mình.
Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt
Để tạo được những sản phẩm nội dung chất lượng là cả một quá trình nghiên cứu, phối hợp và cộng tác giữa nhiều bộ phận khác nhau. Do vậy, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp cũng cần được rèn luyện đối với một người edit content.
Lộ trình thăng tiến và thu nhập của một Content Editor
Là một Content Editor, bạn sẽ có cơ hội được đảm nhận nhiều vị trí với tiến trình phát triển cùng mức lương hấp dẫn. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây!
Biên tập viên
Vị trí biên tập viên (Content Editor) được chia theo các cấp bậc khác nhau. Ví dụ:
Content Editor
-
Nhiệm vụ
-
Soạn thảo, chỉnh sửa và đăng tải nội dung chất lượng, phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu
-
Mức lương tham khảo
Từ 7.000.000 - 15.000.000 đồng.
Senior Content Editor
-
Nhiệm vụ
-
Phụ trách quản lý các dự án truyền thông, xây dựng ý tưởng chiến lược nội dung
-
Phân công việc, hỗ trợ và đào tạo các nhân viên, cộng tác viên mới
-
Mức lương tham khảo
Từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Nhân viên SEO
Nhân viên SEO là vị trí chịu trách nhiệm tập trung tối ưu hóa nội dung và các yếu tố khác trên trang web để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Nhiệm vụ
-
Nghiên cứu từ khóa liên quan đến lĩnh vực
-
Tối ưu hóa On-page
-
Xây dựng các liên kết từ trang web ngoài về trang web của thương hiệu
-
Theo dõi hiệu suất trang web và sự thay đổi của các thuật toán từ công cụ tìm kiếm
Mức lương tham khảo
Từ 10.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.
Quản lý dự án
Quản lý dự án là vị trí đảm nhận việc quản lý, điều hành các hoạt động của dự án/chiến dịch truyền thông.
Nhiệm vụ
-
Lập kế hoạch và lịch trình thực hiện
-
Chia nhỏ và phân bổ từng công việc, vị trí và thành viên thực hiện cụ thể
-
Hướng dẫn, lãnh đạo team thực hiện dự án/chiến dịch
-
Theo dõi tiến trình của dự án/chiến dịch
-
Quản lý những rủi ro có thể xảy ra
Mức lương tham khảo
Từ 23.000.000 – 53.000.000 đồng/tháng.
Marketing Director
Marketing Director là quản lý cao cấp của lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo của một công ty/thương hiệu. Đây là vị trí sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ chiến lược truyền thông để tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy mục tiêu kinh doanh tổng thể.
Nhiệm vụ
-
Xây dựng chiến lược cho hoạt động truyền thông
-
Tạo lập và triển khai các chiến dịch tiếp thị độc đáo
-
Theo dõi, đánh giá hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị và tìm cách nâng cao kết quả
-
Phối hợp cùng nhiều bộ phận khác để tăng hiệu quả truyền thông
Mức lương tham khảo
Từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng.
- Vì sao Content Creator được gọi là nghề hot nhất thời 4.0? Thu nhập thực tế bao nhiêu?
- Top 5 công cụ AI Content giúp bạn tối ưu nội dung, tăng cường hiệu suất
- Bí quyết xây dựng content bán hàng tăng chuyển đổi, nổ nghìn đơn
- Top 5 công cụ AI Content giúp bạn tối ưu nội dung, tăng cường hiệu suất
- Vì sao Content Creator được gọi là nghề hot nhất thời 4.0? Thu nhập thực tế bao nhiêu?
- Bí quyết xây dựng content bán hàng tăng chuyển đổi, nổ nghìn đơn
- Cách viết content hấp dẫn đảm bảo thu hút khách hàng, đột phá doanh thu
- Chinh phục khách hàng, áp đảo đối thủ với 8 chiến lược xây dựng thương hiệu bán lẻ tốt nhất
- ‘Lãi mẹ đẻ lãi con’ với chiến thuật xây dựng cộng đồng thương hiệu mạnh mẽ