Chủ nhật, 09/06/2024, 15:30 (GMT+7)

Vì sao Content Creator được gọi là nghề hot nhất thời 4.0? Thu nhập thực tế bao nhiêu?

Thanh Hoa (Tiếp thị & Gia đình)

Trong thời đại kỹ thuật số, Content Creator ngày càng khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình đối với hoạt động truyền thông, marketing.

Content Creator là gì?

Content Creator là một thuật ngữ để chỉ những người sáng tạo, sản xuất nội dung các bài viết, hình ảnh, video… để truyền tải thông điệp đến công chúng.

content-creator 1
Content Creator là những người sáng tạo, sản xuất nội dung nhằm truyền tải thông điệp đến công chúng (Ảnh: Sưu tầm)

Quy trình sáng tạo nội dung cơ bản của một Content Creator

Công việc chính của một Content Creator

Một nhân viên sáng tạo nội dung thường cần phải đảm nhận các công việc bao gồm:

  • Lên ý tưởng và sản xuất các sản phẩm truyền thông: nội dung Facebook, Website, TVC, viral video…

  • Tạo kế hoạch sản xuất nội dung chi tiết thông qua kế hoạch marketing tổng thể

  • Xây dựng ý tưởng, viết slogan, tagline… và đưa ra các định hướng chiến lược marketing.

  • Phối hợp với các bộ phận sản xuất khác để thực hiện các tác phẩm nội dung, hình ảnh, video…

  • Hỗ trợ hoạt động tổ chức sản xuất, quảng cáo trực tuyến, sự kiện…

Đối với các vị trí quản lý, bạn sẽ cần thực hiện quản lý và sắp xếp công việc của thành viên trong team, đánh giá và đo lường hiệu suất công việc, lên kế hoạch đào tạo chuyên môn…

Các bước cơ bản áp dụng trong sáng tạo nội dung

Quy trình sáng tạo nội dung cơ bản của một Content Creator bao gồm:

  • Nghiên cứu SEO

  • Lên ý tưởng

  • Xây dựng chiến lược phát triển nội dung

  • Xuất bản nội dung

  • Tiếp thị nội dung

Trong đó, việc hoàn thiện chiến lược Content Creation tổng thể có các bước:

  • Tìm hiểu các Case study 

  • Xây dựng kế hoạch tổng thể

  • Sáng tạo nội dung cơ bản

  • Chọn nền tảng truyền thông

  • Lên kế hoạch nội dung chi tiết và cụ thể

  • Phân tích, đo lường kết quả

5 kỹ năng quan trọng cần có của một Content Creator

Để trở thành một Content Creator, có 5 kỹ năng cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng mà ai cũng cần phải có.

Kỹ năng đọc - viết

Cho dù bạn sản xuất một loại nội dung bất kỳ thì việc đọc - viết vẫn là bước đầu tiên để xây dựng ý tưởng, thông điệp. Người có kỹ năng này tốt sẽ biết cách truyền tải ý tưởng tốt hơn và thông điệp cũng được trình bày rõ ràng, dễ hiểu hơn. 

content-creator 3_11zon
Để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp, bạn cần phải nâng cao kỹ năng đọc, viết (Ảnh: Sưu tầm)

Cách để nâng cao kỹ năng đọc - viết chính là đọc nhiều thể loại và tài liệu tham khảo, thử sức với các phong cách và cấu trúc viết bài khác nhau.

Kỹ năng quan sát, phân tích

Kỹ năng quan sát, phân tích có thể hiểu là việc nhìn, cảm nhận và phân tích lát cắt của sự vật, sự việc sao cho có góc nhìn đa chiều và khách quan nhất. Đây là một trong những kỹ năng cần được rèn luyện lâu dài và thường xuyên.

Kỹ năng sáng tạo

Chắc chắn rằng một Content Creator không thể thiếu đi sự sáng tạo. Đây là kỹ năng bẩm sinh của con người nhưng vẫn có thể trải qua quá trình rèn luyện để nâng cao.

Sự sáng tạo giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và triển khai các ý tưởng nội dung mới lạ, độc đáo. Để trau dồi thêm điều này, bạn có thể tham gia các hoạt động workshop, đọc và xem nhiều hay thử sức với đa dạng các lĩnh vực khác nhau…

Kỹ năng tư duy hình ảnh

Nếu đã có được một ý tưởng độc đáo và hấp dẫn nhưng khi thể hiện bằng hình ảnh không gây sự nổi bật thì nội dung truyền tải cũng khó có chất lượng cao. Do vậy, muốn tiếp cận được nhiều người và tạo ấn tượng cho thông điệp thì “visual content” cũng cần được đầu tư nghiêm túc.

Là một Content Creator, bạn cần phải có tư duy hình ảnh và thẩm mỹ tốt, hiểu biết về những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế hình ảnh, đồng thời, nắm bắt được góc nhìn cá nhân của người tiếp cận nội dung.

Thành thạo các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung

Sáng tạo nội dung không đơn giản chỉ là nghĩ, nói và viết mà còn cần được thể hiện sinh động, đa dạng hơn bằng hình ảnh, âm thanh, video…

Bởi lẽ đó, một người làm công việc sáng tạo nội dung cần biết sử dụng các công cụ hỗ trợ cơ bản như Photoshop, Canva, Premiere… để thể hiện cụ thể và hấp dẫn hơn cho những ý tưởng của mình.

Content Creator có cơ hội thăng tiến và thu nhập "khủng" như thế nào?

Lộ trình thăng tiến của Content Creator

Content Creator hiện là một trong những nghề “hot” và được giới trẻ quan tâm hiện nay. Ngoại trừ việc chọn làm sáng tạo nội dung tự do, nếu đảm nhận vị trí này tại một công ty thì bạn sẽ có lộ trình thăng tiến cơ bản như sau:

  • Content Creator Intern (thực tập sinh)

Content Creator Intern là vị trí phù hợp cho bạn sinh viên đang học đại học hoặc vừa mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế của công việc sáng tạo nội dung.

  • Content Creator fresher (Nhân viên chính thức)

Sau khi trải qua thời gian làm thực tập sinh để học việc, nếu vẫn muốn tiếp tục với công ty, bạn có thể đảm nhiệm vị trí Content Creator fresher. Tùy theo yêu cầu và môi trường của doanh nghiệp, bạn sẽ được đào tạo và thực hành để trau dồi thêm kinh nghiệm trong ngành.

  • Senior Content Creator (Chuyên viên)

Đây là vị trí dành phù hợp với những Content Creator đã có kinh nghiệm từ 2 - 3 năm trong nghề. Tại đây, bạn sẽ cần áp dụng kiến thức, khả năng của bản thân để giải quyết tốt các tình huống.

content-creator 4
Content Creator sẽ áp dụng kiến thức, khả năng của bản thân để giải quyết các vấn đề (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, Senior Content Creator cũng cần có khả năng làm việc độc lập và đảm nhận hỗ trợ quản lý đào tạo thành viên trong team.

  • Lead Content (Trưởng phòng)

Đây là vị trí quản lý, do đó bạn cần nắm bắt thị trường nhanh nhạy, kịp thời xây dựng chiến lược nội dung phù hợp và quản lý cả đội ngũ content của mình. Đồng thời, là một người quản lý, bạn sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm với các hoạt động nằm trong dự án của mình.

Thu nhập của một Content Creator

Theo khảo sát trên thị trường, mức lương khi tuyển dụng nhân viên Content Creator tại Việt Nam hiện nằm trong khoảng 10 triệu đồng/tháng. Mức lương của mỗi người sẽ tùy thuộc vào từng vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng và quy mô của một công ty, doanh nghiệp.

Cùng chuyên mục