Thứ năm, 26/10/2023, 11:41 (GMT+7)

Chất tạo màu thực vật không rõ nguồn gốc được bán tràn lan

Thời gian gần đây, các bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do ăn phải thức ăn chứa nhiều chất tạo màu thực vật.

Chất tạo màu thực vật, chất tẩy rửa được bán tràn lan ngoài thị trường một cách không kiểm soát có thể gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng. Mặc dù đã đưa ra rất nhiều cảnh báo nhưng mặt hàng này vẫn tồn tại vô pháp và không kèm theo giấy tờ chứng minh nguồn gốc và hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng. Rất nhiều bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận các ca nhập viện vì chất tạo màu thực vật, chất tẩy rửa thực phẩm.

Chất tạo màu thực phẩm là gì? Có an toàn cho sức khoẻ không?

Tại một số khu chợ truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh như chợ Bà Chiểu, chợ Thủ Đức, chợ Tân Bình, chợ Nhật Tảo,... nhiều tiểu thương rao bán các chất tạo màu thực phẩm dưới dạng bột hoặc nước. Giá của sản phẩm dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, bao gồm đủ các màu sắc xanh, đỏ, hồng vàng, cam. Đáng lưu ý, các loạt chất này không có thông tin chi tiết về thành phần hóa chất và hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Khi hỏi về cách dùng, người bán chỉ trả lời nhanh gọn là pha chất tạo màu thực vật vào nước rồi thêm vào thực phẩm cần tạo màu, pha cần nhiều thì màu lên càng đẹp. Bên cạnh đó, chủ cửa hàng ở chợ Thủ Đức còn giới thiệu cho khách hàng về một túi bột giống như bột mì, đựng trong túi ni lông trắng trơn và nói rằng đây là chất tẩy rửa thực phẩm. Theo quảng cáo, sản phẩm này có thể sử dụng để tẩy trắng bún, phở, giúp món ăn trở nên bắt mắt hơn.

Chất tạo màu thực phẩm là gì? | Chất tạo màu thực phẩm là gì?
Theo ghi nhận về các ca bệnh do ngộ độc phẩm màu, ca mới nhất xuất hiện ở Hà Nội. Bệnh nhân là nữ, 44 tuổi, nhập viện do tình trạng thiếu máu nặng do tan máu. Theo điều tra, bệnh nhân chia sẻ từng mua chất tạo màu thực vật màu đỏ ở chợ, được gọi là mai quế lộ. Sau đó, sử dụng 50g bột màu để trộn với thịt lợn xay để gói nem rán. Bệnh nhân và các con ăn món ăn dùng chất tạo màu trong 3 bữa liên tiếp, tới bữa thứ 4, người mẹ xuất hiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và sốt, sau đó phải nhập viện. Người con thứ hai trong nhà cũng phải nhập viện với tình trạng sức khỏe tương tự.

Theo chia sẻ của các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, phát hiện trong thức ăn có chứa các thành phần của chất tạo màu công nghiệp, nếu dùng quá liều có thể gây ra tan máu và ngộ độc. Phó Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, các chất tẩy trắng thực phẩm hiện nay đều làm từ natri sunfuric Na2SO3, chủ yếu là các loại có giá thành rẻ. Các hóa chất này có thể sử dụng để tẩy rửa thực phẩm nhưng cần phải sử dụng đúng liều lượng theo quy định của Bộ Y tế. Nếu rửa sạch sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, ngược lại, chất tồn đọng của hóa chất dính trên thực phẩm có thể gây nhiễm độc cho người tiêu dùng sau khi sử dụng.

Quảng Nam: Phát hiện cơ sở dùng hóa chất ngâm ủ, tẩy trắng vỏ dừa - Tư vấn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm | Thủ tục làm giấy phép

Theo Phó Giáo sư Thịnh, chất tạo màu thực phẩm và chất tẩy trắng được bày bán la liệt tại các chợ truyền thống, chủ yếu là sản phẩm được sản xuất quy mô nhỏ hoặc nhập từ nước ngoài. Vì thế mà bao bì sẽ không ghi thông tin, không có hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng, rất nguy hiểm cho người dùng. Ông cũng nói thêm, cần phải gia tăng các biện pháp xử lý, xử phạt nặng tiểu thương buôn bán tràn lan, trái phép loại chất này.

Về phía người dân, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm, nhãn mác thông tin nếu có nhu cầu sử dụng phẩm màu.

Cùng chuyên mục