Cách bảo quản bánh chưng không lo bị hỏng
Bánh chưng là món ăn ngon nhưng rất dễ hỏng nếu không bảo quản đúng cách. Cùng Món ngon tìm hiểu 1 số bí quyết hữu ích để bảo quản bánh chưng nha.
Tại sao phải bảo quản bánh chưng?
Bánh chưng, bánh tét vốn là một món ăn phổ biến trong mâm cơm ngày Tết của mỗi gia đình người Việt.
Bánh chưng là một món ngon bổ dưỡng, nhưng thời hạn sử dụng của nó khá ngắn do điều kiện khí hậu Việt Nam thường ẩm thấp, nóng ẩm khiến bánh dễ thiu và mốc. Nếu ăn phải bánh bị hỏng có thể gây các bệnh về tiêu hóa. Do đó, cần phải có những cách bảo quản bánh chưng hợp lí. Áp dụng cách bảo quản bánh chưng khoa học sẽ giúp bánh giữ được hương vị thơm ngon và an toàn cho sức khoẻ.
Bánh chưng bảo quản được bao nhiêu ngày.
Bánh chưng bảo quản được trong vòng 3-4 ngày ở điều kiện thường. Tuy nhiên, thời gian này còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết nóng ẩm, không gian bảo quản không được thoáng mát... thì thời gian bảo quản bánh sẽ bị giảm xuống.
Nếu bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh, bánh sẽ được bảo quản lâu hơn trong tầm 5-10 ngày.
Một cách kéo dài thời gian bảo quản đó là bạn có thể gói kín để trong ngăn đông tủ lạnh. Khi nào dùng đến có thể lấy ra chế biến lại. Với cách bảo quản này bạn có thể để hẳn được 1 tháng đó nha.
Cách bảo quản bánh chưng
1. Những lưu ý từ khâu gói bánh:
- Lá gói bánh phải thật sạch: với lá dong gói bánh, bạn phải rửa thật sạch, phơi ráo, sau đó lau khô lại bằng khăn. Nếu lá bánh bám bẩn thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nấm mốc sinh sôi, ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Lá sạch vừa đảm bảo độ ngon và giữ bánh được lâu hơn.
- Gói bánh cẩn thận: Khi gói bánh bạn cần gói thật chắc tay, điều này giúp bánh không bị lại gạo cũng như ẩm mốc. Trong quá trình gói bánh bạn không nên buộc lạt quá chặt vì bánh khi luộc còn nở ra, ảnh hưởng đến hình dáng và chất lượng bánh. Buộc lạt chặt quá còn khiến cho bánh có thể bị lại gạo đó nha. Tuy nhiên bạn cũng không nên gói bánh quá lỏng, sẽ khiến các nguyên liệu rời rạc, bánh cũng sẽ dễ bị hỏng hơn.
- Luộc bánh thật kĩ: Bánh phải được đảm bảo luộc đúng đủ thời gian để bánh chín đều và kĩ, không để tình trạng chín ngoài sống trong. Cũng không nên luộc quá tay khiến bánh bị nhão.
- Rửa sạch bánh: sau khi luộc vớt ra một chậu nước thật sạch, rửa hết lớp nhớt bên ngoài vỏ bánh. Đây là điều quan trọng giúp bánh bảo quản được lâu hơn.
Làm ráo nước và ép bánh: bánh muốn ngon, đẹp và bảo quản được lâu thì bạn không thể bỏ qua bước để ráo bánh. Bánh sau khi rửa sạch nên được xếp và nén trong tầm 3-4 tiếng cho bánh vào khuôn và chắt hết nước dư trong bánh. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản
Nếu bạn nắm kĩ những bí quyết này thì bánh chưng để ở điều kiện thường cũng có thể để từ 5-7 ngày đó nha.
2. Bảo quản bánh chưng ở điều kiện thường:
Bạn nên để bánh ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào khiến bánh dễ bị thiu. Bánh phải đảm bảo được gói chắc tay, được rửa sạch và ép bánh sau khi gói. Nếu làm đủ các bước trên thì bánh sẽ bảo quản được 5-7 ngày đó nhé.
3. Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh:
Để bảo quản bánh được lâu hơn bạn nên bỏ bánh vào trong ngăn mát tủ lạnh. Điều này đảm bảo được bánh không bị nấm mốc. Bạn nên lấy lượng bánh vừa đủ để ăn sau đó bọc kĩ bỏ lại để bánh không bị hỏng. Bánh để trong tủ lạnh nên được hấp lại để đảm bảo hương vị.
4. Bảo quản bánh chưng ở ngăn đá tủ lạnh:
Nếu muốn bảo quả lâu hơn bạn nên cho bánh vào ngăn đông và dùng trong 20 ngày. Khi cần dùng bạn rã đông ở nhiệt độ thường rồi mang đi hấp lại cho nóng. Bạn nên lấy cắt một lượng vừa đủ dùng, tránh lấy bánh ra rã đông nhiều lần sẽ khiến bánh mất đi độ ngon
5. Bảo quản bánh chưng bằng cách hút chân không:
Cách bảo quản bánh chưng bằng phương pháp hút chân không khá phổ biến vào nhiều năm gần đây và đem lại hiệu quả tốt. Phương pháp này giúp bánh giữ được hương vị đặc trưng cũng như giữ được màu lá tự nhiên khi vừa mới luộc xong. Đồng thời, bạn hoàn toàn không phải lo ngại về vấn đề nấm mốc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Trước khi được đưa vào hút chân không, bánh cần để nguội hẳn hoặc chỉ còn ấm ấm.
Bánh chưng sau khi được hút chân không để ở điều kiện bình thường (nhiệt độ phòng) có thể bảo quản được 5 - 10 ngày, tùy vào thời tiết tại khu vực; có thể dùng được trong vòng từ 15 đến 20 ngày khi được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Một số lưu ý khi bảo quản bánh chưng:
- Nên kiểm tra bánh chưng thường xuyên để phát hiện tình trạng nấm mốc sớm.
- Bánh chưng khi được dùng nên dùng dao hoặc dây cắt thật sạch để tránh gây ra nấm mốc cho phần bánh còn lại.
- Khi bánh mới xuất hiện tình trạng nấm mốc ở ngoài vỏ bánh, bạn có thể hơ qua trên bếp lửa để loại bỏ nấm mốc, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kĩ và bảo quản trong tủ lạnh.
- Những chiếc bánh bị mốc trắng hoặc bị lên men có mùi chua ở góc bánh là do phần khi gói bánh bị rách, tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công. Lúc này các bạn cần cắt bỏ phần bị lên men đi. Phần còn lại không bị hỏng thì vẫn giữ nguyên mùi vị thơm ngon bình thường.
- Nếu bánh bị thiu mốc bên trong thì bạn nên bỏ đi. Nhiều người thường gạt bỏ phần bánh bị Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.
Một số cách chế biến bánh sau khi giã đông từ tủ lạnh:
- Bạn có thể luộc hoặc hấp lại bánh. Điều này sẽ đảm bảo được 90% hương vị ban đầu của bánh chưng. Bánh nên được hấp kĩ tránh tình trạng bên trong bánh vẫn còn đông đá.
- Bạn cũng có thể đem đi chiên rán bằng dầu hoặc bằng nôi chiên không dầu. Cách biến tấu này có thể làm kích thích vị giác sau những ngày ăn bánh chưng truyền thống.