Thứ hai, 17/07/2023, 14:32 (GMT+7)

Bọc răng sứ thẩm mĩ và những hệ lụy sức khỏe đi kèm

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Bọc răng sứ giúp cải thiện nhiều khuyết điểm răng miệng. Tuy nhiên, nếu sử dụng dịch vụ bọc sứ kém chất lượng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bài viết này thuộc series Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu nhằm tái tạo và cải thiện thẩm mỹ, chức năng cho răng.

Xem thêm

Hệ lụy từ việc bọc răng sứ giá rẻ, kém chất lượng

Bọc răng sứ không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Mão sứ giống như một chiếc áo giáp, bao bọc và bảo vệ răng khỏi những tác động bên ngoài, cải thiện chức răng ăn nhai của hàm. Tuy vậy, cần cảnh giác với những loại răng sứ kém chất lượng, được bọc sai kỹ thuật để tranh những hậu quả khôn lường. 

cong-nghe-rang-su
Bọc sứ kém chất lượng, thực hiện sai kỹ thuật sẽ mang lại hậu quả khôn lường (Ảnh: Freepik)
  • Viêm lợi

Viêm lợi, sưng nướu và dịch tiết nhiều là biến chứng phổ biến của việc bọc sứ kém chất lượng. Người bệnh khi gặp trường hợp này thường cảm thấy khó chịu, dễ bị chảy máu chân răng, khó khăn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng.

  • Viêm tủy răng

Viêm tủy răng rất dễ xảy ra nếu trong quá trình bọc, bác sĩ không có tay nghề và thiếu kinh nghiệm. Mài răng sai cách, tỉ lệ không phù hợp sẽ gây tổn thương lớn cho răng thật. Đây là điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây viêm tủy. 

Trường hợp viêm tủy kéo dài có thể dẫn đến chết tủy, răng yếu và dễ rụng. 

  • Răng bị nứt vỡ

Răng sứ nứt vỡ là trường hợp dễ gặp khi sử dụng sứ không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

  • Hở cổ chân răng

Bọc răng không khít khiến cổ chân răng bị hở, dẫn đến liên kết giữa kẽ sứ với nướu có khe trống. Thức ăn thừa dễ đọng lại tại các điểm hở, là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây tổn lại đến răng, nướu. 

Hở cổ chân răng trong bọc sứ gây nhiều khó chịu cho người làm như hôi miệng, sâu răng, viêm lợi,.. 

  • Răng bị kênh

Lấy dấu hàm không chính xác sẽ khiến việc thiết kế sứ bị lệch, không khít với cùi răng thật. Khi chụp mão lên răng sẽ dễ bị kênh, lệch. 

  • Răng lung lay

Quá trình bọc sứ không đúng kỹ thuật, làm ẩu, mài không chuẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và độ bền của răng. Đặc biệt khi chụp sứ không kỹ có thể khiến răng bị lỏng, lung lay và dễ bị rơi. 

  • Cảm giác ê buốt kéo dài

Ê buốt sau bọc răng sứ thường tự hết sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu bị đau nhức kéo dài thì có thể do răng bị mài quá mức. Lúc này, răng sẽ đặc biệt nhạy cảm, dễ tổn thương vì chạm đến buồng tủy.

  • Răng thật bị hỏng

Răng thật hỏng là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc lựa chọn bọc sứ kém chất lượng. Sứ giá rẻ, vật liệu kém bền hay gây kích ứng có thể làm viêm nhiễm, tổn hại đến răng thật, thậm chí bị lung lay, rụng.

Cách khắc phục biến chứng có thể xảy ra khi bọc răng sứ

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bọc răng sứ kém chất lượng, kỹ thuật không đảm bảo, cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề cao

Tìm hiểu và lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ lành nghề là điều cần đặc biệt lưu tâm khi quyết định bọc sứ. Đây là một trong những điều kiện quan trọng, giúp bạn có hàm răng sáng đẹp, an toàn.

boc-su-tot-khong
Cần lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề trước khi bọc răng sứ (Ảnh: Freepik)

Để lựa chọn được đơn vị chuyên nghiệp, bác sĩ giỏi cần dựa vào các tiêu chí sau: 

(1). Có đầy đủ các giấy phép hoạt động của phòng khám và giấy phép hành nghề của bác sĩ thực hiện

(2). Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầy đủ

(3). Răng sứ chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng

(4). Hệ thống phòng khám vô trùng, sạch sẽ

(5). Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn

(6). Chính sách, hợp đồng, giá cả dịch vụ minh bạch, rõ ràng

  • Lựa chọn loại răng sứ phù hợp, có độ an toàn cao

Khi lựa chọn loại sứ, cần xem xét 4 yếu tố:

(1). Răng có màu sắc phù hợp, tự nhiên và gần giống với màu răng thật nhất

(2). Răng đáp ứng được các nhu cầu cơ bản muốn có về thẩm mĩ, khả năng ăn nhai,..

(3). Chất liệu an toàn, khả năng tương thích sinh học cao để hạn chế kích ứng

(4). Răng có độ bền tốt, tuổi thọ cao

  • Chăm sóc răng sứ khoa học

Ngoài yếu tố phòng khám, bác sĩ, loại sứ thì quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà cũng đặc biệt cần lưu ý để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc.

(1). Chú trọng khâu vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần/ngày đều đặn, sử dụng thêm nước súc miệng, tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, cần lấy cao răng định kỳ tại các phòng khám nha khoa.

(2). Sử dụng các loại thực phẩm phù hợp

Để bảo vệ độ bền và tính thẩm mĩ cho răng sứ lâu dài, cần lưu ý chọn các loại thực phẩm không quá cứng hoặc dai. Hạn chế sử dụng cà phê, nước ngọt có gas, kẹo ngọt chứa nhiều phẩm màu. Đặc biệt, tuyệt đối không hút thuốc lá để bảo vệ màu sắc trắng sáng của răng.

(3). Thăm khám, kiểm tra răng định kỳ

Sau khi bọc sứ cho răng, cần thăm khám định kỳ 2 lần/năm. Nếu gặp các triệu chứng bất thường hay những biến chứng kể trên cần phải đến phòng khám, bệnh viện uy tín kiểm tra để có phương án điều trị phù hợp.

Đối với răng sứ bị lộ, lệch, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ bỏ, làm sạch và bọc lại. Trường hợp có các triệu chứng viêm, sưng, nhiễm trùng,.. thì cần điều trị bệnh lý trước sau đó mới tiến hành bọc lại sứ. 

Cùng chuyên mục