Ẩm thực ngày Tết với những món ăn mang lại may mắn ở các quốc gia châu Á
Theo quan điểm của các quốc gia châu Á, những món ăn này sẽ mang lại sự may mắn, sung túc và viên mãn nếu ăn vào dịp Tết Nguyên đán.
Sủi cảo
Theo quan niệm của người Trung Quốc, sủi cảo được coi là một món ăn mang lại ý nghĩa may mắn cho năm mới. Về mặt tượng hình, sủi cảo gần giống với đồng tiền cổ của người Trung Quốc - đồ vật biểu tượng cho tài lộc và thịnh vượng. Do đó, người Trung Quốc cho rằng khi ăn sủi cảo vào dịp đầu năm sẽ mang tài lộc cho bản thân.
Mì sợi
Mì sợi là món ăn truyền thống vào dịp Tết Nguyên đán của người Trung Quốc (mì trường thọ) và Nhật Bản (mì soba). Món ăn không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng mà còn ẩn chứa những hy vọng về một năm mới tràn ngập phước lành, sức khỏe, thành công và may mắn.
Mì sợi ăn vào dịp Tết Nguyên đán có thể dài lên đến 60 cm. Chúng có thể chế biến bằng cách chiên hoặc làm ngập trong nước dùng. Để món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn, nhiều loại topping khác cũng sẽ được thêm vào.
Bánh trôi nước
Trong quan niệm của nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, ăn bánh trôi nước trong ngày đầu năm sẽ xua tan những điều xấu xảy ra trong năm cũ và mang lại một năm mới an lành, may mắn. Ngoài ra, bánh trôi nước cũng là món ăn biểu tượng cho sự đoàn kết và tình yêu thương gia đình.
Bánh trôi nước thường được có phần nhân ngọt như mè đen, đậu phộng, đậu đỏ, cánh hoa hồng và đường phèn hoặc nhân mặn như thịt băm, đậu phộng giả nhỏ và nấm.
Chả giò
Chả giò là món ăn quen thuộc trong ẩm thực châu Á. Món ăn nổi bật với màu vàng rực rỡ và hình dáng giống như một thỏi vàng, tượng trưng cho sự sung túc và tài lộc. Ngoài ra, việc chiên chả giò cũng tạo ra âm thanh được cho là tiếng tiền, gợi nhắc đến sự thịnh vượng và tài lộc.
Những cuốn chả giò thường có nhân là thịt gà, tỏi, thịt lợn, tôm, cà rốt hoặc giá đỗ. Đây là món ăn may mắn trong những ngày lễ.
Bánh gạo cắt lát
Với người Hàn Quốc, bánh gạo cắt lát là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Những lát bánh có hình dạng giống như những đồng tiền tượng trưng cho sự giàu có và màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và khởi đầu trong lành cho năm mới.
Theo đó vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, người Hàn sẽ quây quần bên gia đình để thưởng thức món canh này như một nghi thức trang trọng để mừng bản thân bước qua một tuổi mới với sức khỏe, tài lộc và may mắn.
Bánh chưng, bánh giầy
Trong quan niệm của người Việt, đây là hai loại bánh mang theo "linh hồn" ngày Tết. Trong đó, bánh chưng hình vuông mang ý nghĩa sung túc, ấm no với các nguyên liệu từ động vật đến thực vật như thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp, lá dong. Còn bánh giầy với hình tròn đầy đặn chính mang theo hy vọng về một năm mới đầy đủ, trọn vẹn.
- Gió lạnh đầu mùa, ăn gì ở Hà Nội để cảm nhận nét riêng ở miền Bắc?
- 9 món ăn mang lại may mắn đầu năm mới
- Các món ăn trong mâm cỗ Tết chứa bao nhiêu calo?
- Sau tháng 1 trầm lắng, giá vàng sẽ 'bứt tốc' và phá đỉnh ngay sau Tết?
- Từ 1/7, tiền lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%
- Thời tiết từ nay đến mùng 5 Tết thay đổi như thế nào?
- Tiền lì xì gửi ở ngân hàng nào để có lãi cao nhất?
- Sàn thương mại có thể thất thu vì Valentine trùng với Tết Nguyên đán
- Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cách ăn uống khoa học ngày Tết