Thứ bảy, 22/02/2025
logo
Xu hướng thị trường

Ai đang thống trị thị trường giao đồ ăn Việt Nam?

Minh Tuấn Thứ tư, 19/02/2025, 16:00 (GMT+7)

Trong năm 2024, thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng nhanh nhất. Các nền tảng Grab và ShopeeFood vẫn đang thống trị thị trường.

Quảng cáo có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm: Chuyên gia chỉ cách giúp người tiêu dùng bảo vệ túi tiền

Chuyên gia nội thất: 6 kiểu ghế sofa đã quá lỗi thời bạn nên tránh kẻo khiến không gian sống kém nổi bật

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/2: Biến động nhiều kỳ hạn, 600 triệu đồng nhận lãi bao nhiêu?

Theo báo cáo "Các nền tảng giao đồ ăn tại Đông Nam Á" do Momentum Works - công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Singapore vừa công bố, năm 2024, thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á đã có bước tăng trưởng đáng chú ý, chạm mốc 19,3 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng nhanh nhất với 26% từ 1,4 tỷ USD lên 1,8 tỷ USD. Theo sát Việt Nam là Indonesia ở mức tăng trưởng 18%, nhờ những nỗ lực mở rộng mạnh mẽ của các nền tảng Grab, Gojek và ShopeeFood.

thi-phan-giao-do-an2x-1348
Thị phần thị trường giao đồ ăn của Việt Nam. Nguồn: Momentum Works/Forbes Việt Nam

Sự phát triển của thị trường giao đồ ăn có động lực từ cả ba phía gồm người dùng, quán ăn - nhà hàng và nền tảng. Theo đó, người Việt ngày càng ưa chuộng đặt đồ ăn nấu sẵn qua ứng dụng vì tính tiện lợi, nhiều ưu đãi.

Khảo sát năm ngoái của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me cho biết, 30% người được hỏi gọi đồ ăn giao tận nơi cho bữa trưa, chỉ ít hơn lựa chọn mang cơm nhà (46%) nhưng cao hơn thói quen đi ăn ngoài (12%).

Tại Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore, Grab Food và ShopeeFood hiện chiếm hơn 90% thị phần, trong khi ở Thái Lan và Indonesia, thị phần của hai công ty này chiếm trên 80%.

Riêng ở Việt Nam, Grab và ShopeeFood vẫn giữ thế độc quyền hiệu quả. Theo báo cáo, Grab dẫn đầu thị trường với 48% thị phần, cao hơn ShopeeFood một chút. ShopeeFood đang nắm giữ 47% thị phần.

2_gcwv-1350
Grab thống trị thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á và cả Việt Nam.

Thị phần còn lại thuộc về BeFood (4%) và Gojek (1%). Tuy nhiên, Gojek đã chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam vào tháng 9/2024.

Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2024" của Google, Temasek, Bain & Company, tính chung quy mô thị trường gọi xe và gọi đồ ăn ở Việt Nam năm qua ước đạt 4 tỷ USD, tăng 12% so với 2023 và dự kiến sẽ mở rộng lên 9 tỷ USD vào 2030, cho thấy tiềm năng tăng trưởng còn cao.

Dù tăng trưởng nhanh nhất khu vực, thị trường giao đồ ăn Việt Nam vẫn nhỏ nhất khi xét về quy mô trong 6 nước Đông Nam Á được thống kê, cùng với Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Malaysia.

Theo Momentum Works, thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek, nếu thành công, có thể định hình lại thị trường giao đồ ăn trong năm 2025.

Các nền tảng như Grab và ShopeeFood đã chuyển trọng tâm sang thu hút khách hàng đại trà thông qua những chương trình tiết kiệm chi phí như phí giao hàng thấp hơn và các bữa ăn có giá trị. Ngoài ra, các nền tảng đang nhắm đến du khách, đặc biệt du khách đến từ Trung Quốc, để thúc đẩy tăng trưởng.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục