10 sai lầm khi trang trí nội thất mà bạn nên tránh kẻo gây tốn kém tiền bạc lại khiến nhà ở kém sang
Khi bắt tay vào thiết kế không gian sống mới, nhiều người dễ mắc phải những sai lầm không đáng có mà kết quả có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự tiện nghi của ngôi nhà.
Thiết kế nội thất thực sự là một công việc quan trọng. Những quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cảm giác hài lòng, thoải mái và vẻ đẹp của ngôi nhà.
Dưới đây là những lỗi trang trí nhà cần tránh để không gian của bạn trở nên hoàn hảo hơn, theo Decorilla.
Đừng xem nhẹ ngân sách
Mua sắm cho ngôi nhà mà không biết rõ chi phí trang trí mỗi phòng là một sai lầm dễ mắc phải. Bạn có thể chi mạnh tay cho một chiếc sofa tuyệt đẹp, chỉ để nhận ra sau đó rằng những tấm thảm hoàn hảo kia sẽ vượt quá ngân sách, khiến không gian trở nên thiếu cân đối.
Cách tiếp cận tốt hơn là bắt đầu với một kế hoạch rõ ràng. Hãy liệt kê những gì bạn cần và phân bổ ngân sách cụ thể cho từng hạng mục gồm nội thất, ánh sáng, phụ kiện... Khi đã xác định xong, dành thời gian để tìm kiếm các chương trình giảm giá hoặc ưu đãi trang trí, dù là trực tuyến hay tại cửa hàng.
Đừng vội sơn tường (hoặc dán giấy đán tường)
Sơn tường có vẻ là cách nhanh nhất để thổi luồng sinh khí mới vào một căn phòng, nhưng vội vàng sơn mà chưa cân nhắc các yếu tố thiết kế khác là một sai lầm phổ biến trong nội thất. Vải vóc và nội thất khó phối hợp hơn so với màu sơn, và việc chọn màu tường trước có thể khiến bạn rơi vào thế khó.
Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng việc lựa chọn các món đồ dệt may như thảm, rèm cửa, hoặc bọc ghế. Những khoản đầu tư lớn này sẽ định hình phong cách của căn phòng, giúp bạn dễ dàng chọn màu sơn phù hợp hơn sau đó.
Nếu bạn chưa chắc chắn, hãy thử một vài mẫu màu sơn trên tường và để chúng trong vài ngày. Bạn sẽ biết mình có yêu thích màu đó hay không và liệu nó có phù hợp với mọi loại ánh sáng cũng như nội thất của bạn. Cách này giúp bạn tránh được những sai lầm thiết kế nhà ở khó sửa chữa sau này.
Đừng làm mọi thứ theo cảm hứng
Trang trí ngẫu hứng hiếm khi mang lại kết quả như mong đợi. Thiếu một kế hoạch rõ ràng dễ khiến bạn có một thiết kế rời rạc một tập hợp các món đồ không ăn nhập hoặc không đáp ứng được nhu cầu của không gian.
Việc lập kế hoạch trước sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tránh những phiền toái không đáng có. Hãy bắt đầu bằng việc xác định phong cách của bạn dù đó là tối giản, bohemian, hay truyền thống. Sau đó, cân nhắc cách bạn muốn sử dụng căn phòng và bầu không khí mà bạn muốn tạo ra. Việc ghi lại những ý tưởng này sẽ làm rõ tầm nhìn của bạn và định hướng cho mọi quyết định sau này.
Kích thước rất quan trọng: Đừng bỏ qua yếu tố này
Một trong những sai lầm lớn nhất khi trang trí nhà là không chú ý đến tỷ lệ và kích thước. Nội thất quá lớn có thể khiến căn phòng trở nên chật chội, trong khi các món đồ quá nhỏ trong không gian rộng lại trông lạc lõng và thiếu liên kết. Sự cân đối là yếu tố then chốt.
Hãy bắt đầu bằng cách lập sơ đồ mặt bằng để xác định diện tích bạn có và kích thước nội thất phù hợp. Khi bạn hình dung rõ bố cục, bạn sẽ tránh được việc mua sắm những món đồ không phù hợp với không gian. Đặc biệt, các phòng nhỏ có thể tận dụng lợi ích từ nội thất đa năng, chẳng hạn như ghế ottoman tích hợp ngăn lưu trữ.
Trong các không gian mở, hãy đầu tư vào một hoặc hai món đồ nổi bật, chẳng hạn như một chiếc sofa lớn để tạo điểm nhấn và định hình thiết kế.
Bỏ qua yếu tố tự nhiên là một thiếu xót
Một không gian thiếu vắng các yếu tố tự nhiên có thể trở nên lạnh lẽo và nhàm chán. Cây xanh, hoa tươi, hoặc thậm chí các kết cấu tự nhiên mang lại sức sống, giúp căn phòng trở nên sinh động và dễ chịu hơn.
Thêm cây xanh là cách đơn giản và tiết kiệm nhất để nâng cấp diện mạo cho ngôi nhà của bạn. Đó có thể là một bình hoa tươi trên bàn ăn hoặc thậm chí là những mảnh gỗ lũa trang trí. Những nét chấm phá tự nhiên này cũng giúp cân bằng các vật liệu nhân tạo trong không gian.
Nếu bạn không giỏi chăm cây, hãy chọn các loại cây dễ bảo dưỡng như xương rồng hoặc lưỡi hổ. Chúng vẫn tạo hiệu ứng nổi bật mà không đòi hỏi nhiều công sức.
Nếu bạn không thích, hãy loại bỏ nó
Giữ lại những món đồ mà bạn không yêu thích là một cách chắc chắn để làm hỏng thiết kế nội thất của bạn. Dù đó là đồ trang trí lỗi thời hay đồ gia truyền không phù hợp với phong cách của bạn, việc giữ những món đồ chỉ vì nghĩa vụ có thể làm không gian của bạn trở nên lộn xộn cả về mặt cảm xúc lẫn thị giác.
Hãy nhìn nhận lại không gian của bạn và trung thực với bản thân về những gì thực sự mang lại niềm vui và những gì bạn chỉ giữ lại vì thói quen. Hãy tặng, tái chế hoặc loại bỏ những món đồ không còn hữu ích với bạn.
Nếu bạn cảm thấy có chút tội lỗi khi loại bỏ, hãy nghĩ theo cách này: Quá trình này sẽ mở ra không gian để tạo dựng một ngôi nhà gọn gàng và thực sự là của riêng bạn.
Đừng lên kế hoạch quá thấp cho đồ treo tường
Tác phẩm nghệ thuật là một công cụ thiết kế mạnh mẽ, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể phá vỡ toàn bộ không gian. Treo tranh quá cao sẽ tạo ra một cảm giác lạ lẫm, rời rạc, trong khi việc phủ đầy mọi bức tường với nghệ thuật lại khiến không gian cảm thấy hỗn loạn.
Để tránh sai lầm, hãy lên kế hoạch cho vị trí treo tranh, lưu ý đến các đường nhìn và khoảng cách. Vị trí ngang tầm mắt thường là độ cao lý tưởng để treo tranh và là lựa chọn an toàn cho người mới bắt đầu; tuy nhiên, việc thay đổi độ cao cũng có thể tạo ra sự thú vị về thị giác. Nên để một số bức tường trống giúp mắt có không gian nghỉ ngơi, giúp tạo sự cân bằng cho căn phòng.
Khi không chắc chắn, hãy nhóm các tác phẩm nhỏ lại với nhau để tạo thành một bức tường tranh thay vì phân tán chúng khắp nơi.
Không có lớp, không có chiều sâu: Không hấp dẫn về mặt thị giác
Những thiết kế phẳng với ít chiều sâu sẽ trông nhàm chán và hiếm khi tạo cảm giác dễ chịu lâu dài. Các phòng cần có các lớp với các kết cấu, vật liệu và ánh sáng khác nhau để trở nên sinh động, tinh tế và hoàn chỉnh.
Kết hợp các vật liệu như gỗ, thủy tinh, kim loại và vải mềm để tạo ra sự tương phản. Lớp lớp chăn, gối và thậm chí là thảm mang lại sự ấm áp và làm cho không gian trở nên linh hoạt hơn. Ánh sáng cũng là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế phòng tốt.
Đừng quên những điểm nhấn nhỏ, như một bình hoa có họa tiết hoặc một chiếc giỏ đan. Tất cả những món đồ này đóng góp vào một vẻ ngoài có lớp, hoàn chỉnh, giúp không gian trở nên sống động và có chủ đích.
Bỏ qua chức năng vì mẫu mã
Thiết kế trông đẹp nhưng không phù hợp với lối sống của bạn là một trong những sai lầm thiết kế nội thất phổ biến cần tránh. Một chiếc sofa đẹp nhưng quá mỏng manh với trẻ nhỏ hoặc một bàn ăn quá nhỏ cho các buổi tụ họp có thể gây ra rất nhiều sự thất vọng.
Luôn luôn cân nhắc tính năng khi lựa chọn đồ nội thất. Hãy suy nghĩ về cách bạn sử dụng không gian và đầu tư vào những món đồ giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày của bạn. Các chất liệu vải chống bám bẩn, đồ nội thất module và các giải pháp lưu trữ thông minh có thể kết hợp hoàn hảo giữa phong cách và tính thực tế.
Trước khi mua sắm đồ nội thất mới, bạn hãy tự hỏi: Món đồ này có làm cuộc sống của mình dễ dàng hơn hay khó khăn hơn không?
Thiếu lớp ánh sáng
Dựa vào một nguồn ánh sáng duy nhất là một sai lầm phổ biến có thể khiến không gian cảm thấy phẳng, quá gay gắt hoặc không thân thiện với các hoạt động. Một căn phòng được thiết kế hợp lý cần có sự kết hợp của nhiều loại ánh sáng, bao gồm ánh sáng chung, ánh sáng cho các hoạt động và ánh sáng điểm nhấn.
Bắt đầu việc tạo lớp ánh sáng với các đèn chiếu sáng trần cung cấp ánh sáng tổng thể, nhưng có thể tạo cảm giác lạnh lẽo nếu chỉ sử dụng riêng chúng. Thêm đèn bàn, đèn tường hoặc đèn dưới tủ giúp không gian trở nên mềm mại hơn, linh hoạt hơn và tạo ra các khu vực cho các hoạt động khác nhau. Tiếp theo là ánh sáng điểm nhấn, như đèn chiếu tranh hoặc dải đèn LED trên kệ, để làm nổi bật các điểm trung tâm.
Sử dụng công tắc điều chỉnh độ sáng (dimmer) để điều chỉnh mức độ ánh sáng. Kết hợp chúng với bóng đèn thông minh để kiểm soát tốt hơn, giúp bạn dễ dàng thay đổi không khí khi cần thiết.