Hàng giả nhưng lại được yêu thích và hấp dẫn với người tiêu dùng, lý do vì sao?
Người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm gen Z đang ngày càng không ngại ngần với việc phô trương với các sản phẩm giả mạo, hàng nhái của họ trên mạng xã hội.
Phong trào #dupe và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng
Tiêu thụ hàng giả mạo, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng không phải là vấn đề mới. Theo Thương Trường, trước đây, việc hành động này được thực hiện với mục đích để mọi người nhìn vào và nghĩ nó là hàng thật.
Tuy nhiên, hiện tại việc sử dụng hàng giả không còn giống với các chiêu trò lừa đảo. Hành vi này dần trở nên phổ biến và bình thường hơn khi mạng xã hội ngày càng phát triển hơn bao giờ hết. Khách hàng không còn e ngại mà còn công khai và phô trương những bản “dupe” (giả mạo) này.
Bà Jennifer Baker - Giám đốc tiếp thị tại nền tảng quản lý người sáng tạo Grin cho rằng: “Sự trỗi dậy của văn hóa ‘lừa đảo’ nói lên sự thay đổi thế hệ trong việc tiêu thụ hàng hóa và phương tiện truyền thông. Hàng giả có thể được mua lén lút bởi thế hệ trước, song gen Z lại bình thường hóa điều này, đẩy phong trào #dupe trở nên nóng hổi trên mạng xã hội”.
Coi hàng giả là sự thay thế “tuyệt vời”
Sự thay đổi sâu sắc trong xu hướng tiêu dùng diễn ra mạnh mẽ đến mức ngay cả khi người dùng có đủ khả năng để mua hàng hiệu chính hãng thì một trong số họ vẫn chọn mua hàng giả.
Theo nghiên cứu, gần 1/3 người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ cố tình mua một món đồ cao cấp hoặc đồ dupe xa xỉ. Trong khi đó, tại Anh, có ít nhất 11% người tiêu dùng mua một sản phẩm giả ít nhất vài tháng một lần.
1/2 người tiêu dùng cho biết họ mua hàng giả để tiết kiệm, trong khi có 17% cho biết ngay cả có đủ khả năng mua hàng chính hãng thì hàng giả vẫn là một lựa chọn thay thế tuyệt vời.
Những người trong cuộc cho biết văn hóa bản #dupe có thể sẽ trở thành xu hướng gắn liền với thói quen mua sắm của giới trẻ. Điều này đang tràn ngập trên mọi phương tiện trực tuyến, các kênh mạng xã hội đến các bài báo, blog…
Trên nền tảng TikTok, các video có hashtag #dupe cho đến nay đã thu hút gần 6 tỷ lượt xem. Nhiều biến thể vui nhộn của nó cũng diễn ra đa dạng, như #doop, #doupe...
Hàng giả cũng đa dạng về đơn vị sản xuất
Nguồn gốc của những món hàng giả, hàng nhái rất đa dạng, từ hàng giả chính hãng đến những phiên bản rẻ tiền của hàng cao cấp… Thậm chí, mặt hàng này cũng được sản xuất bởi các nhà bán lẻ đang tìm cách hạ giá đối thủ.
Bản sao đôi khi còn được tạo bởi các nhà sản xuất bên thứ ba và được bán trên các nền tảng thương mại trực tuyến như Amazon, TikTok Shop… Những sản phẩm này có thể được tiếp thị công khai dưới dạng sản phẩm giả, và trong một số trường hợp, nó cũng được đề xuất là phiên bản thay thế hoàn hảo.
Theo các chuyên gia, gen Z đang có quan điểm về xu hướng này thiên về việc họ tìm được diện mạo tương tự hàng cao cấp nhưng lại có chi phí thấp hơn rất nhiều. Tuy vậy, do hàng giả thường được tạo ra không rõ nguồn gốc và thương hiệu nên nó dễ trở thành “đắt” so với giá trị thực. Lúc này, vai trò của người sáng tạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hàng giả là cơ hội để hàng thật chứng minh sức hút
Dù xu hướng tiêu dùng sử dụng hàng giả có phổ biến đến đâu, giới chuyên gia cho rằng các công ty nên coi đây là cơ hội để củng cố thương hiệu và làm mới để phù hợp hơn với khách hàng của mình.
Chia sẻ với The Business of Fashion, Giám đốc khách hàng của Công ty tiếp thị Goat Agency - bà Sophie Hardie, cho rằng “các thương hiệu không cần phải lo lắng về việc tổn hại danh tiếng bởi rất cả đều công khai. Thay vì tập trung chống lại các mặt hàng giả mạo, doanh nghiệp nên tham gia trực tiếp và xác thực nhằm thu hút khách hàng mới và khẳng định chất lượng và sức mạnh của thương hiệu”.
Phần lớn các chuyên gia đều đồng tình về việc thương hiệu lớn nên tập trung thu hút những khách hàng mới - đối tượng ban đầu không biết đến bạn mà phải thông qua những món đồ giả. Thực tế, nhiều công ty đã làm được điều này.
Vào năm ngoái, hãng thời trang thể thao Lululemon đã chịu chi với chiến lược tiếp thị đổi hàng giả lấy hàng thật. Cụ thể hơn, thương hiệu này đã mang đến cho người dùng cơ hội mang sản phẩm giả, nhái đến cửa hàng để đổi lấy sản phẩm chính hãng.
Câu chuyện “hoán đổi bản sao” này xuất hiện sau một bài đăng của người dùng TikTok về bản dupe Lululemon. Bài đăng đã nhận được hơn 955.000 lượt xem với hashtag chung #lululemondupes đã nhận được hơn 150 triệu lượt truy cập.
Giám đốc thương hiệu của Lululemon - Nikki Neuburger, cho biết: “Tôi cảm thấy đây là một cách rất thú vị để tham gia vào ‘trend’ tiêu dùng này. Chúng tôi hoàn toàn tự tin khi làm điều này bởi chúng tôi biết sản phẩm của mình là tốt nhất”.
Và lần này, “canh bạc” đã thành công. Lululemon cho biết, 50% trong số hơn 1.000 người đến trao đổi là khách hàng mới và một nửa trong số đó là những người dưới 30 tuổi. Hiện thương hiệu cũng đang xem xét mở rộng ý tưởng trao đổi này đến với nhiều sự kiện và thị trường khác để tiếp cận nhiều khách hàng mới nhất có thể.
- Mùa mua sắm bắt đầu, người tiêu dùng chuẩn bị ‘săn’ khuyến mại lớn
- Chống hàng giả, hàng nhái: Cần nâng cao nhận thức người tiêu dùng
- 3 xu hướng thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng
- Mùa mua sắm bắt đầu, người tiêu dùng chuẩn bị ‘săn’ khuyến mại lớn
- Phạt đến 200 triệu đồng nếu không bảo mật thông tin người tiêu dùng trên các nền tảng
- Người tiêu dùng Việt có thêm cơ hội trải nghiệm sản phẩm chăm sóc sức khoẻ mới
- Chống hàng giả, hàng nhái: Cần nâng cao nhận thức người tiêu dùng
- 3 xu hướng thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng
- Làm gì để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?