Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 13/08/2024, 12:13 (GMT+7)

Tư duy chiến lược khi thị trường ‘có biến’: Làm thế nào để ‘đi guốc trong bụng’ khách hàng?

Với tư duy chiến lược linh hoạt, tuỳ biến, doanh nghiệp sẽ luôn sẵn sàng nắm bắt cơ hội mới, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được thành công.

Tư duy chiến lược cũ có thể đã từng mang đến nhiều thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc duy trì nó ở thời kỳ thị trường có nhiều biến động sẽ là “con dao hai lưỡi” mà doanh nghiệp phải gánh chịu.

Thế nào là Tư duy chiến lược?

Tư duy chiến lược là khả năng tư duy, xác định và tìm các tác động đến những yếu tố mà một đội nhóm/cá nhân “Có thể” và “Không thể” kiểm soát để từ đó đạt được một mục tiêu dài hạn.

Trong một doanh nghiệp, việc “Có thể” và “Không thể” thường gồm:

- Những yếu tố có thể kiểm soát được:

Số nhân viên, ngân sách quảng cáo, số lượng tính năng muốn phát triển, các quyết định đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D)… Đây là các “biến số phụ thuộc”.

- Những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát: 

Hành vi và quyết định của khách hàng, xu hướng thị trường, mức độ tăng trưởng kinh tế… Tạm gọi đây là những “biến số độc lập”. 

Tư duy chiến lược hiệu quả tức phải có những quyết định phù hợp với khách hàng và thị trường để những biến số độc lập hoạt động theo cách bạn muốn. 

tdcl 1
Doanh nghiệp cần có những quyết định phù hợp với khách hàng và thị trường (Ảnh: Sưu tầm)

Để làm được điều trên, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp Collecting and connecting the dots (thu thập và kết nối những “Dấu chấm” - những mảnh ghép thông tin rời rạc). Cách tư duy này đặc biệt quan trọng và hiệu quả, nó buộc lãnh đạo phải thay đổi góc nhìn của mình một cách liên tục và xuyên suốt.

“Collecting the dots” như thế nào?

Có 3 điều cốt lõi mà doanh nghiệp có thể giúp thu lượm được nhiều “dấu chấm” trong thị trường hiện tại, bao gồm:

Liên tục quan sát hành vi khách hàng

Đây là yếu tố khi đầu và then chốt, bạn cần hiểu:

- Khách hàng của bạn thực sự muốn gì?

- Sản phẩm của bạn có những gì khác biệt với đối thủ mà khách hàng có nhu cầu sử dụng cao?

Hãy tập trung vào những tình huống, vấn đề cụ thể mà khách hàng muốn đạt được.

Chủ động thu thập góc nhìn trong doanh nghiệp

Bạn không chỉ cần tự nghiên cứu, theo dõi thị trường mà còn phải chủ động lắng nghe và kết nối với nhân viên, đồng nghiệp để có những góc nhìn đa dạng.

- Viết ra toàn bộ những gì mình quan sát được

- Để nhân viên thoải mái thảo luận về những “dấu chấm”.

Không tự giới hạn một giải pháp trong tư duy chiến lược

Doanh nghiệp chỉ nên xác định mục tiêu và không nên ép buộc hay giới hạn phải sử dụng một cách thức nhất định để đạt được mục tiêu. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đặt những câu hỏi khó để tìm thêm nhiều giải pháp tuyệt vời khác.

“Connecting the dots”: Kết nối dữ liệu để tạo nên chiến lược

Để kết nối những dữ liệu, doanh nghiệp cần đặt thật nhiều câu hỏi xoay quanh thông tin đã thu thập.

- Có nhiều “dấu chấm” nào thể hiện cùng 1 xu hướng trên thị trường không? Nếu có, đó là những xu hướng nào?

- Vì sao có một số “dấu chấm” xuất hiện đã nhiều lần song chưa triển khai được điều gì? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu triển khai vấn đề này?

- Những “dấu chấm” nào có thể trở thành một vấn đề cho doanh nghiệp? Những “dấu chấm” nào mâu thuẫn với nhau và vì sao?

ebb001a4d0e174bf2df0
Xây dựng chiến lược thông minh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh bại đối thủ cạnh tranh (Ảnh: Sưu tầm)

Giải quyết những câu hỏi nhỏ là cách để tìm ra đáp án nằm trong một câu hỏi lớn cuối cùng. Câu hỏi lớn cần có sự táo bạo, mang tính thách thức và phải gỡ được một khúc mắc đang mắc phải, giúp mở rộng phạm vi của doanh nghiệp hoặc tạo ra giá trị sản phẩm mới.

Khi thu thập - kết nối những “dấu chấm”, phóng to - thu nhỏ bức tranh toàn cảnh tức doanh nghiệp đang nhìn lại những gì đang diễn ra và hướng đến tương lai. Đây chính là tư duy chiến lược hiệu quả mà bạn nên áp dụng giữa một thị trường nhiều biến động như hiện nay. 

Cùng chuyên mục