Thực hiện cải cách tiền lương, những ai được hưởng mức lương cao nhất?
Sau khi chính sách cải cách tiền lương chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, viên chức giáo dục và y tế sẽ là những đối tượng được hưởng mức lương cao nhất.
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), tiền lương bình quân chung của cán bộ, công viên chức dự kiến sẽ được tăng khoảng 30%, bao gồm lương cơ bản và phụ cấp sau khi chính sách cải cách tiền lương chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Trong đó, lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và viên chức y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác. Nguyên nhân là do chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.
Cụ thể, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phần phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo có đề cập đến nội dung như sau: "Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng".
Trong khi đó, Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với nội dung: "Thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế. Xác định bậc lương khởi điểm phù hợp với thời gian đào tạo. Có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong...".
Ngoài ra, đợt dịch Covid-19 đi qua càng cho thấy rằng đời sống của đội ngũ cán bộ giáo dục và y tế cần được quan tâm và nâng cao hơn nữa.
Do đó, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với 2 ngành này.
Như vậy, từ thông tin trên và theo tinh thần Nghị quyết 27 thì tiền lương mới viên chức giáo dục và y tế từ 01/7/2024 là hai ngành có thể được hưởng mức lương cao hơn mặt bằng chung khi cải cách tiền lương.
- Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội có thể tăng mạnh sau cải cách tiền lương
- Năm 2024, lương hưu sẽ tăng bao nhiêu khi thực hiện cải cách tiền lương
- Từ 1/7/2024: Cải cách tiền lương công chức, viên chức được hưởng thêm quyền lợi gì?
- Lương 50 triệu bỏ ống 1 nửa và lời khuyên 'chỉ tiết kiệm không đủ giúp bạn giàu có'
- VNDirect bị tấn công, nhà đầu tư hoang mang
- Chính phủ bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt vi phạm cho cảnh sát giao thông
- Mẫu SUV Honda WR-V lộ diện với diện mạo miễn chê, giá chỉ hơn 300 triệu
- Nhà văn đạt giải Nobel khuyên phụ nữ nắm trong tay 3 điều thay vì giữ khư khư chồng con
- 6 thói xấu khiến da cổ của bạn nhăn nheo, chảy xệ