Thứ ba, 04/04/2023, 08:55 (GMT+7)

Tết thanh minh 2023 vào ngày nào là chuẩn?

Minh Hằng (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Tết thanh minh thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, đây là ngày lễ tết mà con cháu thể hiện đạo hiếu uống nước nhớ nguồn, chăm sóc mồ mả gia tiên.

tet-thanh-minh-1
Tết thanh minh là dịp để con cháu thực hiện hiếu thuận với tổ tiên và dịp để họ hàng sum họp làm việc hiếu (Ảnh: Meta)

Tết thanh minh 2023 năm nay trùng với tháng 2 âm lịch do năm Quỹ Mão nhuận 1 tháng. Như vậy nếu theo quan niệm của tổ tiên thì Tết thanh minh 2023 sẽ được tổ chức vào tháng 5/2023, tức tháng 3 âm lịch.

Từ xưa đến nay, trừ ngày sinh nhật là áp dụng theo phương Tây do mới du nhập, còn lại các ngày cúng giỗ, lễ Tết người dân Việt đều theo lịch âm để thực hành.

Theo quy ước, Tiết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 Dương lịch.

Do năm nay là năm nhuận nên không ít người đã duy tâm chờ đúng tháng 3 âm (tháng 5 dương lịch) để tổ chức thanh minh, tuy nhiên cũng có nhiều người theo quan điểm “theo đúng tháng thì làm”. Việc là thanh minh sớm hay đúng ngày đều do quan niệm của từng gia đình, và không có đúng – sai, chủ yếu các gia đình sắp xếp thời gian để tổ chức là được.

tết thanh minh 4
Mâm cỗ cũng Tết thanh minh đẹp mắt, dễ thực (Ảnh: gom10)

Tết thanh minh là dịp để con cháu, họ hàng quây quần, chăm sóc mộ phần tổ tiên và tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Đây là một phong tục đẹp, lâu đời của người Việt và được duy trì tương đương với Tết Nguyên đán.

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Đây là hai câu thơ trong danh tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, cho thấy phong tục này có hai phần, lễ và hội. Tháng 3 khi trời trong lành, sạch sẽ, nắng đã hửng sau những ngày mưa xuân, mầm chồi cũng sinh sôi đâm chồi tươi mới, là dịp để thưởng ngoại thời tiết rất phù hợp.

Trong dịp Tết thanh minh, sau khi dọn dẹp mộ phần, mỗi nơi sẽ có một phong tục khác nhau. Có nơi sẽ tổ chức cỗ cúng ở tại mộ phần sau đó con cháu cùng thụ lộc với gia tiên ngay tại nghĩa trang, phần mộ gia đình. Có nơi dọn dẹp và thắp hương sau đó cúng tại ban thờ gia tiên.

Đồ cúng ngoài hoa quả bánh kẹo thắp hương và mâm cỗ thì có thêm hai món không thể thiếu là bánh trôi, bánh chay. Bánh trôi và bánh chay là món ăn đặc trưng của Tết hàn thực, thường được tổ chức vào đúng 3/3 âm lịch, tuy nhiên vì ngày lễ này trùng với dịp Tết thanh minh nên hai Tết này được được tổ chức chung. Vì thế mà dịp Tết thanh minh các gia đình hay làm món bánh trôi, bánh chay để dâng cỗ.

Tết thanh minh 3
Món bánh trôi, bánh chay thường được dùng trong dịp Tết thanh minh thực chất là món ăn của Tết hàn thực, được tổ chức đúng ngày 3/3 âm lịch (Ảnh: Zing)

Nước ta có nhiều ngày lễ Tết, nhiều ngày giỗ lớn như giỗ Tổ, đó là những phong tục đẹp lâu đời và có giá trị tích cực với đời sống văn hóa tâm linh người Việt. Tết thanh minh là một ngày Tết như vậy, chính vì giá trị tích cực là hiếu thuận, tưởng nhớ và dạy dỗ thế hệ con cháu kế tiếp về những giá trị văn hóa tâm linh của mỗi gia đình, suy rộng ra giá trị văn hóa tâm linh của cả một dân tộc, vì thế mà tục tảo mộ vẫn còn được duy trì cho đến tận ngày nay.

Cùng chuyên mục