Tại sao em bé gò trong bụng mẹ, có nguy hiểm đến mẹ và bé không?
Tại sao em bé gò trong bụng mẹ, có nguy hiểm đến mẹ và bé không? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về những cơn gò tử cung có thể gặp phải trong thai kỳ và cách nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ. Cùng theo dõi nhé!
Trong quá trình mang thai, chắc chắn các mẹ sẽ không ít lần cảm nhận được cơn gò trong bụng của bé yêu. Vậy tại sao em bé gò trong bụng mẹ và nó có nguy hiểm không? Hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Em bé gò trong bụng mẹ là như nào?
"Tại sao em bé gò trong bụng mẹ?" là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Đây là tình trạng các cơn co bóp xuất hiện tại tử cung khiến bụng mẹ bầu bị cong sang một bên. Hiện tượng này thường kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Các cơn gò tử cung thường xuất hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ và mạnh dần lên khi thai kỳ tiến triển.
Hiện tượng bé gò trong bụng mẹ chủ yếu là do những cú đạp của em bé kết hợp với các cơn co thắt tử cung. Nhìn chung, em bé gò trong bụng mẹ không gây đau đớn hay khó chịu nhiều cho người mẹ.
Tuy nhiên, trong những ngày cuối của thai kỳ, các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn và gây khó chịu hơn. Nhất là khi bé đang cúi và xoay đầu xuống để chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ.
Tuy nhiên, nếu cử động của em bé trong bụng mẹ gây ra cảm giác căng tức và đau đớn lâu ngày. Cơn gò bị lệch sang hẳn một bên hoặc nếu thai phụ nhận thấy bụng ngày càng lồi lõm thường xuyên trong thời gian ngắn thì nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, những cơn gò bụng kèm theo đau quặn, đau lưng, đau dồn về phía âm đạo khi mang thai là cực kỳ nguy hiểm và cần được thăm khám, theo dõi cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa. Vậy "tại sao em bé hay gò trong bụng mẹ?".
Tại sao em bé hay gò trong bụng mẹ?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc tại sao em bé gò trong bụng mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích tại sao bé gò trong bụng mẹ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Do tử cung chịu nhiều áp lực
Tử cung nằm giữa xương chậu, bàng quang và trực tràng. Khi thai nhi lớn lên, tử cung sẽ mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của em bé. Hầu hết các bà mẹ không cảm thấy đáng chú ý trong 3-4 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, sau đó, tử cung sẽ phát triển lớn hơn. Lúc này sẽ gây áp lực trực tiếp lên các cơ quan xung quanh. Kết quả là mẹ bị gò bụng khi mang thai.
Hệ xương của thai nhi phát triển
Các cơ quan của thai nhi không ngừng phát triển và hoàn thiện trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là hệ xương. Điều này không chỉ giúp xây dựng sức mạnh cho bé mà còn gây ra những cú đạp trong bụng mẹ.
Thai nhi phát triển gây co thắt bụng
Hầu hết các cơn gò bụng xảy ra vào gần cuối tam cá nguyệt thứ hai. Bởi vì, bên cạnh hệ xương đang phát triển, bé cũng đang tăng trưởng vượt bậc về chiều cao và cân nặng vào thời điểm này. Đồng thời, em bé bắt đầu giao tiếp với mẹ hiệu quả hơn bằng cách đá và xoay người. Kết quả là thai phụ thường xuyên bị gò vùng bụng.
Mẹ bị táo bón
Táo bón là một nguyên nhân khác khiến em bé gò trong bụng mẹ. Táo bón làm cho hệ tiêu hóa của mẹ phải hoạt động hết công suất. Từ đó, tạo áp lực lên các khu vực lân cận, bao gồm cả tử cung của người phụ nữ.
Táo bón là tình trạng vô cùng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Không chỉ do tử cung to lên chèn ép hệ tiêu hóa gây táo bón mà còn do chế độ ăn uống không hợp lý. Đồng thời, uống không đủ nước, ăn quá ít rau xanh và hoa quả tươi cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn tiêu hóa này.
Tâm trạng, cảm xúc của mẹ bầu
Thai nhi và mẹ luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tâm trạng, cảm xúc của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bé. Hiện tượng em bé gò trong bụng mẹ sẽ càng rõ rệt nếu người mẹ thường xuyên căng thẳng và buồn bã. Thay vì lo lắng, mẹ nên học cách quản lý cảm xúc của mình một cách tự nhiên để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Những vết rạn da
Rạn da xuất hiện do tăng cân nhanh khi mang thai. Lúc này, bụng của bà bầu phát triển nhanh hơn, da chưa kịp thích nghi dẫn đến hiện tượng gò cứng bụng.
Thai nhi gò bụng tử cung có nguy hiểm không?
Ngoài thắc mắc tại sao em bé gò trong bụng mẹ. Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết liệu bụng em bé có gặp nguy hiểm hay không?
Sự co thắt vật lý này chỉ thực sự nguy hiểm nếu bụng bầu bị căng tức hoặc lệch hẳn sang một bên. Mẹ cảm thấy bụng liên tục bị nhồi, cứng và đau. Đặc biệt khi những cơn đau quặn bụng kèm theo các triệu chứng như đau thắt lưng, chuột rút, ra máu âm đạo thì mẹ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và theo dõi để tìm ra nguyên nhân.
Tìm hiểu về 3 loại gò tử cung thường gặp
Có thể chia cơn gò tử cung thành 3 dạng chính, dựa trên các yếu tố như thời điểm xảy ra, tần suất và mức độ nghiêm trọng của chúng, bao gồm:
Cơn gò sinh lý
Các cơn gò Braxton-Hicks còn được gọi là các cơn gò sinh lý. Những cơn gò này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng thứ 4 của thai kỳ và có triệu chứng rất nhẹ. Do đó, bạn phải chú ý quan sát hoặc cảm nhận thì mới nhận ra được. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do tử cung bắt đầu giãn ra để thích ứng với sự lớn lên của em bé. Ngoài ra, do nhu động ruột bị dồn nén gây ra các cơn gò đột ngột kéo dài khoảng 30 giây.
Cơn gò sinh non
Thai kỳ bình thường kéo dài 40 tuần. Các cơn gò bắt đầu xuất hiện trước 37 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Trẻ sinh non (sinh trước tuần 37 của thai kỳ) có thể gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, nếu thai chưa đủ 37 tuần mà đã có dấu hiệu hoặc triệu chứng của cơn gò sinh non, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và hạn chế những rủi ro trong thai kỳ.
Cơn gò gây chuyển dạ sinh non thường gây ra những thay đổi ở cổ tử cung, bao gồm làm tử cung mỏng đi và giãn cổ tử cung. Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn gò sinh non có thể là:
-
Đau quặn bụng với mức độ nhẹ.
-
Dịch tiết âm đạo thay đổi.
-
Cảm thấy có áp lực ở vùng xương chậu hoặc bụng dưới.
-
Đau lưng liên tục, ít, âm ỉ.
-
Các cơn co thắt có thể xuất hiện thường xuyên hoặc không thường xuyên và có thể gây đau.
-
Vỡ ối sớm.
Cơn gò chuyển da
Dưới đây là một số dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất mà thai phụ có thể cảm nhận được:
Các cơn co thắt cũng giúp làm mỏng và giãn cổ tử cung để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng đẩy em bé từ tử cung xuống âm đạo của mẹ.
Cảm giác của một cơn cơ thắt chuyển dạ thực sự được mô tả như những đợt sóng. Cơn đau bắt đầu ở mức độ thấp, tăng dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm, và cuối cùng là giảm dần. Bụng căng cứng khi chạm vào.
Ngoài ra, trong các cơn gò chuyển dạ thực sự, tần suất các cơn gò tương đối đều nhau, thời gian các cơn co thắt ngày càng ngắn lại, ví dụ như thời gian ban đầu có thể là 5 phút, một lần, sau đó cách quãng là 3 phút, sau đó là 2 phút, rồi đến giai đoạn chuẩn bị chuyển dạ, khoảng cách giữa các cơn chỉ là 1 phút. Các gò thực sự cũng có thể trở nên dữ dội và đau đớn hơn theo thời gian.
Một số dấu hiệu chuyển dạ khác:
-
Dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc có máu khi đi vệ sinh.
-
Mẹ bầu có thể cảm thấy em bé đã "tụt xuống" thấp hơn trong bụng.
-
Vỡ ối hoặc rỉ.
Mẹ bầu cần làm gì khi em bé gò bụng
Các cơn co thắt diễn ra mạnh mẽ nhất trong quá trình chuyển dạ tích cực và giai đoạn trước khi sinh. Có một số điều bạn có thể làm để kiểm soát cơn đau, bao gồm các phương pháp kiểm soát cơn đau không dùng thuốc, bao gồm:
-
Dùng vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
-
Đi bộ hoặc di chuyển, đung đưa người.
-
Xoa bóp lưng.
-
Thực hiện các bài tập thở.
-
Các phương pháp can thiệp giúp giảm đau bao gồm:
-
Thuốc giảm đau.
-
Gây tê để giảm đau.
Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai dưới 37 tuần và có những cơn gò mạnh, đều đặn cứ sau 10 phút trở lên, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Mong rằng qua những chia sẻ trên, các mẹ bầu đã hiểu rõ tại sao em bé gò trong bụng mẹ và có nguy hiểm đến mẹ, bé không? Tiếp Thị Gia Đình hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho hành trình làm cha mẹ được thuận lợi. Chúc bạn và bé có thật nhiều sức khỏe!
Câu hỏi thường gặp
Cơn gò như thế nào thì nhập viện để sinh?
Nếu cơn gò có đặc điểm trên mỗi lần kéo dài từ 10 - 12 phút, lặp lại nhiều lần trong trên 1 giờ thì mẹ bầu nên đến bệnh viện khám ngay. Đặc biệt nếu có những dấu hiệu đi kèm như tiêu chảy, vỡ ối, chảy máu âm đạo thì khả năng cao sẽ cần can thiệp lấy thai sớm.
Bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có sao không?
Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là một tình trạng hết sức phổ biến, điều may mắn là nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu mẹ thay đổi sớm. Mẹ hãy cố gắng điều chỉnh tư thế nằm và thay đổi lối sống sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau chuyển biến nặng nề hơn.
Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Là bởi vì, sự lưu thông máu của mẹ đã tốt hơn giúp đưa dinh dưỡng và oxy đến cơ thể bé nhiều hơn, trẻ chuyển động sẽ dễ dàng hơn so với lúc mẹ nằm ngửa.
Khi nào nên thăm bác sĩ thai kỳ?
Mẹ nên thăm bác sĩ thai kỳ định kỳ theo lịch hẹn đã được đề ra. Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng không bình thường nào như chuột rút, chảy máu âm đạo, hoặc đau bên bụng dưới, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.