Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 15/10/2023, 10:24 (GMT+7)

Giải đáp thắc mắc: Trong 3 tháng đầu bà bầu ăn mít được không? Có tốt cho thai nhi hay không?

Bầu ăn mít được không? Liệu có ảnh hưởng đến thai nhi là thắc mắc chung của không ít chị em đang mang thai. Vì phụ nữ khi mang thai trong 3 tháng đầu sẽ phải kiêng cữ một số loại thực phẩm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến mẹ lẫn con. Vậy trong 3 tháng đầu tiên mẹ bầu ăn mít được không? Cùng đi tìm lời giải qua chia sẻ dưới đây nhé!

Bà bầu ăn mít được không?

Câu trả lời là “có'. Theo các chuyên gia, mít là loại trái cây rất giàu vitamin B6 và các khoáng chất, bao gồm cả kali cùng nhiều chất chống oxy hóa. Đây là những dưỡng chất quan trọng tốt cho thai kỳ. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, miễn là dùng có chừng mực.

bau-an-mit-duoc-khong
Bà bầu có được ăn mít không?

Lợi ích của việc ăn mít cho mẹ bầu

Qua những chia sẻ trên có lẽ bạn đã biết được bầu ăn mít được không? Nếu sử dụng trong phạm vi cho phép thì việc ăn mít trong thai kỳ còn mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn bé.

Bởi mít không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất xơ. Bên cạnh đó, trong mít còn chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hóa, Pyridoxine, Niacin, Folate, Thiamine, Riboflavin cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể. 

Ngoài ra, mít cũng chứa natri, cholesterol và chất béo bão hòa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn mít trong giai đoạn này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi như sau:

Tăng cường hệ miễn dịch

Bà bầu ăn mít được không? Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường suy yếu. Mít chứa nhiều vitamin C giúp sản xuất interferon - một loại protein quan trọng cho tế bào bạch cầu và tăng khả năng chống nhiễm khuẩn. Ăn 100g mít cung cấp khoảng 13,7 mg vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu.

bau-an-mit-duoc-khong-1
Ăn mít giúp tăng cường hệ miễn dịch

Cung cấp năng lượng

Mít là nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên cho cơ thể và chứa các loại đường tự nhiên như: fructose, glucose và sucrose giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách hiệu quả. Vào những ngày mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng thì việc ăn mít được xem là cách cung cấp năng lượng hiệu quả.

Giải tỏa căng thẳng

Bà bầu có ăn được mít không? Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn mít có thể giúp giải tỏa lo âu và căng thẳng trong quá trình mang thai. Mít chứa một số chất chống oxy hóa và các chất cung cấp năng lượng tự nhiên, giúp tạo cảm giác thư thái và sảng khoái. Việc thưởng thức mít được xem như một phương pháp tự nhiên để giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu.

Điều hòa huyết áp

Bà bầu có được ăn mít không? Mít là một trong những loại trái cây giàu kali, có vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp. Đối với phụ nữ mang thai, cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra hội chứng tiền sản giật. Việc bổ sung mít vào chế độ ăn là cách tốt để ngăn ngừa tình trạng này.

Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp và chậm phát triển ở trẻ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi chưa hình thành hoàn toàn và phụ thuộc vào hormone tuyến giáp từ mẹ. Rối loạn tuyến giáp ở mẹ có thể gây chậm phát triển trí não cho trẻ sau khi sinh. Mít giúp tăng cường trao đổi chất, đặc biệt là sản xuất hormone nhờ hàm lượng vitamin B cao giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp.

Giúp điều chỉnh hormone

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu phải đối mặt với những thay đổi lớn về hormone trong cơ thể. Mít có khả năng điều hòa hormone giúp cơ thể thai phụ ổn định hơn, đồng thời hạn chế các bệnh lý liên quan đến thể chất và tinh thần. Bổ sung mít vào chế độ ăn là một trong những cách tự nhiên để hỗ trợ sự cân bằng hormone trong quá trình mang thai.

Ngăn ngừa thiếu máu

Bầu ăn mít được không? Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu cung cấp chất sắt cho cơ thể bà bầu tăng cao. Ốm nghén khi mang thai cũng là nguyên nhân gây ra nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt. Mít chứa nhiều chất sắt và folate, giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu khi mang thai. Bổ sung mít vào chế độ ăn là cách tốt để đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể.

bau-an-mit-duoc-khong-2
Ăn mít giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Tốt cho hệ xương của mẹ lẫn bé

Canxi là chất vô cùng cần thiết cho việc hình thành và phát triển xương, rất quan trọng trong thai kỳ. Khi mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ tăng lên để cung cấp cho sự phát triển xương của bé. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng canxi, cơ thể sẽ sử dụng canxi từ xương của chính mình, dẫn đến tình trạng loãng xương và các vấn đề khác liên quan đến xương.

Mít khá giàu canxi, do đó ăn mít có thể giúp ngăn ngừa loãng xương cho mẹ. Đồng thời, lượng canxi từ mít cũng giúp thai nhi phát triển xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ bị còi xương bẩm sinh, lùn thấp hay dị hình.

Tuy nhiên, để đảm bảo lượng canxi đủ cho cả mẹ và thai nhi, cần kết hợp với chế độ ăn giàu canxi từ các nguồn thực phẩm khác như: sữa, hạt, đậu, cá... Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xác định hàm lượng canxi cần thiết để điều chỉnh chế độ ăn của mình sao cho phù hợp.

Những rủi ro có thể gặp khi bà bầu ăn mít

Mặc dù mít có nhiều lợi ích cho bà bầu, nhưng việc ăn mít không đúng cách hoặc quá mức cũng có thể mang đến một số rủi ro nhất định. Vậy, bầu ăn mít được không và những rủi ro nào có thể gặp phải khi ăn mít không đúng cách?

Tăng lượng đường trong máu ở bà bầu khi ăn mít

Nếu ăn quá nhiều hoặc mẹ bầu có tiền sử tiểu đường hay thừa cân thì nên hạn chế ăn mít. Bởi mít chứa lượng đường khá cao, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây tăng đường huyết trong máu và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Ăn nhiều mít bà bầu có thể bị đầy bụng

Mít chứa chất xơ, điều này có thể làm bạn cảm thấy no và đầy bụng khi ăn nhiều. Vì vậy, chỉ nên ăn với mức độ vừa phải để không gây khó chịu hay ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Bà bầu ăn mít có thể bị đông máu

Nếu mẹ bầu bị rối loạn đông máu thì nên hạn chế sử dụng mít trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mít có khả năng tăng tốc độ đông máu và gây ra một vài phản ứng tiêu cực, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

bau-an-mit-duoc-khong-3
Nên ăn mít đúng cách để tránh những rủi ro đáng tiếc

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn mít

Ngoài băn khoăn bà bầu ăn mít được không thì mẹ cũng nên bỏ túi những lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ lẫn bé khi ăn mít:

Ăn mít với một lượng vừa phải

Bà bầu nên tiêu thụ khoảng 80 - 100g mít mỗi ngày để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe. Ăn quá nhiều mít có thể gây rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường do mít chứa lượng đường cao.

Không ăn mít khi bị rối loạn đông máu

Ăn mít có thể làm tăng quá trình đông máu và gây ra phản ứng tiêu cực cho cơ thể. Như đã chia sẻ ở trên, mẹ bầu nào bị các vấn đề liên quan đến rối loạn máu thì nên tránh ăn mít để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Không ăn mít khi bụng đang đói

Một lưu ý quan trọng nữa là tránh ăn mít khi bụng đang đói. Mít chứa nhiều chất chống axit nên ăn lúc bụng đang đói có thể gây khó chịu và tăng nguy cơ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Do đó, hãy ăn mít sau khi mẹ đã dùng một bữa ăn nhẹ hoặc khi bụng đã có thức ăn để giảm khả năng gây kích thích cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

bau-an-mit-duoc-khong-4
Lưu ý khi ăn mít dành cho mẹ bầu

Những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc bầu ăn mít được không của không ít bậc làm cha mẹ. Mít hay bất kỳ loại trái cây nào mẹ bầu cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. Hy vọng chia sẻ này có thể giúp các mẹ đang trong thời kỳ mang thai biết cách sử dụng mít hợp lý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Bà bầu có nên ăn mít non không?
Mít non cũng là một loại trái cây mẹ ăn được đấy nhé. Nếu mẹ nào thích ăn mít mà lại còn không bị dị ứng thì không phải kiêng món này. Mít non được xem là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, năng lượng và khoáng chất cho mẹ.
Bà bầu ăn mít sấy được không?
Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể ăn mít sấy hoặc bất cứ các sản phẩm nào từ mít trong thời kì mang thai. Nhưng đừng quá lạm dụng chúng là được. Thật vậy, ăn mít trong thời kỳ mang thai là điều an toàn. Miễn là bạn sử dụng mít sấy với số lượng vừa phải.
Tiểu đường thai kỳ có được ăn mít không?
Đáp án là có thể, nhưng ăn với lượng vừa phải. Mít là loại quả có ít chất xơ nhưng nhiều carbs. Theo nghiên cứu, khoảng 75g mít có thể cung cấp khoảng 18g carb. Bởi vậy, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn mít một cách điều độ phù hợp với khẩu phần ăn của bản thân, không nên lạm dụng quá mức.
Cùng chuyên mục