Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 16/06/2024, 08:10 (GMT+7)

Sổ BHXH giấy có thể bị 'khai tử' từ năm 2026, hàng triệu người dân cần lưu ý điều này

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã đề xuất "khai tử" sổ bảo hiểm xã hội giấy từ 1-1-2026, nếu đề xuất này được thông qua người dân cần lưu ý điều gì?

Đề xuất "khai tử" sổ bảo hiểm xã hội giấy từ năm 2026?

Theo Điều 24 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã đề xuất tới đây, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp thành 2 bản: bản điện tử và bản giấy, Thời báo Văn học Nghệ thuật thông tin.

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, sổ BHXH được xây dựng trên môi trường điện tử và sẽ được cấp cho từng người lao động để có thể theo dõi quá trình đóng, hưởng, và cũng là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện theo quy định của Luật này cũng như các chế độ theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

Chính phủ có quy định cụ thể về nội dung cũng như cách thức khai thác, sử dụng Sổ BHXH và trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết các chế độ BHXH bằng phương thức giao dịch điện tử.

nhung-quy-dinh-can-biet-ve-bhxh-1-lan-nam-2024-20231117233714-113002

Dự kiến, từ thời điểm 1/1/2026 sẽ bắt đầu thực hiện cấp sổ BHXH bản điện tử cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Sổ BHXH giấy sẽ chỉ được cấp khi người lao động yêu cầu.

Đồng thời từ 1/1/2026, khi Sổ bảo hiểm xã hội giấy bị khai tử thì tất cả các dữ liệu, thông tin nhân thân cơ bản của người lao động như việc ghi nhận việc đóng, hưởng và giải quyết chế độ đều sẽ được cập nhật chính xác, kịp thời, việc đối chiếu thông tin và quản lý theo quy định.

Không còn sổ BHXH giấy, người dân thay thế bằng gì?

Khi không còn bản giấy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng Sổ bảo hiểm điện tử thay thế. Khi cần xuất trình trong các thủ tục hành chính, bản điện tử và bản giấy đều có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành ngang nhau.

Theo đó, ứng dụng VssID hiện đã có mọi thông tin của người tham gia liên quan đến quá trình đóng BHXH, quá trình hưởng các chế độ BHXH đều đã được cập nhật. Người dân chỉ cần dùng điện thoại và truy cập ứng dụng này có thể nắm được mọi thông tin như trong Sổ bảo hiểm xã hội giấy.

BHXH Việt Nam cũng đã tích hợp, cung cấp các dịch vụ dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID, bao gồm:

+ Cấp lại thẻ BHYT do bị hỏng, mất;

+ Chuyển địa bàn hưởng chế độ lương hưu, trợ cấp BHXH;

+ Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thay đổi thông tin người hưởng chế độ BHXH;

+ Đăng ký tài khoản cho con;

+ Xin cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin;

+ Xin cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin;

+ Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH hay trợ cấp thất nghiệp.

so-bhxh-2-1310

Tích hợp mã số BHXH trên ứng dụng VNeID như thế nào?

Ngoài ứng dụng VssID, ngành Bảo hiểm xã hội còn phối hợp với Bộ Công an, trực tiếp là Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06) để thực hiện điều chỉnh, tích hợp quá trình tham gia BHXH trên ứng dụng VNeID. Để tích hợp BHXH vào ứng dụng VNeID tại nhà, người dùng cần cập nhật lên phiên bản VNeID 2.1.0 và sau đó thực hiện như sau:

+ Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng số định danh cá nhân và mật khẩu;

+ Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”, sau đó cần chọn “BHXH”;

+ Bước 3: Nhập passcode;

+ Bước 4: Nhập mã số BHXH và tích vào “Tôi muốn tích hợp thông tin quá trình tham gia BHXH vào tài khoản định danh điện tử”. Sau đó chọn “Gửi yêu cầu”;

+ Bước 5: Ứng dụng sẽ hiển thị thông báo gửi yêu cầu thành công;

+ Bước 6: Kiểm tra yêu cầu đã được giải quyết hay chưa bằng cách chọn lại vào mục “BHXH”.

Sau khi tích hợp và đã được xác nhận, bạn hoàn toàn có thể theo dõi quá trình tham gia cũng như hưởng các chế độ bảo hiểm trên phần mềm này.

Cùng chuyên mục