Những thiết bị điện dễ bị hư hỏng trong thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm khiến thiết bị điện dễ bị hư hỏng, chập cháy, giảm tuổi thọ . Dưới đây là những thiết bị dễ bị ảnh hưởng nhất.
Top 6 máy hút bụi đứng tốt nhất giúp dọn dẹp dễ dàng, nhà cửa lúc nào cũng sạch bóng, thoáng mát
Có nên sử dụng chế độ làm khô bằng không khí trên máy rửa bát không?
Máy lọc không khí
Độ ẩm cao hoặc ngấm nước do mưa ẩm kéo dài có thể làm giảm hiệu suất và tăng mức tiêu thụ điện của máy lọc không khí. Để đảm bảo hoạt động tốt, nên kiểm tra, vệ sinh định kỳ màng lọc và hệ thống lọc, tránh hư hại linh kiện.
Máy giặt
Mùa mưa, sau khi sử dụng nên rút phích cắm để tránh rò điện, đảm bảo an toàn. Không đặt máy ở nơi ẩm ướt như phòng tắm hoặc dưới ánh nắng trực tiếp. Dùng giá đỡ giúp hạn chế tiếp xúc với nước, giảm nguy cơ hư hỏng.
Tivi
Tivi là thiết bị điện dễ hỏng và chập điện nhất trong những ngày mưa bởi vì thường được kê sát tường, trên kệ tủ nên dễ gây ra tình trạng tích tụ hơi ẩm khi gặp trời nồm ẩm. Từ đó, thiết bị có thể kể bị nhòe hình, chất lượng hình ảnh giảm sút, nhiễu, thậm chí chập điện.

Loa, amply
Các thiết bị loa, amply cũng nằm trong nhóm dễ bị hỏng hóc, giảm sút chất lượng đáng kể trong những ngày mưa và dàn âm thanh khi gặp môi trường có độ ẩm cao, đặc biệt là khi đặt ở trên sàn hoặc trong hộc tủ, các chi tiết bằng kim loại dễ bị gỉ sét ăn mòn gây ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh.
Laptop
Laptop, máy vi tính cũng được liệt vào hàng đồ điện tử dễ hỏng hóc trong những ngày trời nồm, ẩm. Tuy nhiên do máy vi tính thường được đặt ở vị trí cao và thoáng (trên mặt bàn) nên tình trạng tiếp xúc với không khí ẩm cũng giảm bớt nhưng bạn cũng nên chú ý lau chùi, tránh dùng máy nhiều vào những ngày mưa bão to.

Ổ điện, bảng mạch điện
Chúng ta đôi khi quá để tâm đến những thiết bị điện mà vô tình quên đi những ổ điện, hay bảng mạch tổng nhưng đây lại là những chi tiết dễ dẫn đến cháy/chập nhất nếu như có sự cố xảy ra.
Vì ổ điện và bảng mạch đa số đều được đặt sát tường, hoặc trong góc nhà. Khi trời mưa khiến tường nhà tăng độ ẩm cao, thì ổ điện và bảng mạch điện là những nơi đầu tiên gặp nguy hại.
Đối với các thiết bị điện quan trọng có vai trò cấp nối điện như ổ cắm, không nên để ổ cắm ở những vị trí quá thấp, sát đất. Theo chuyên gia, khuyến khích mọi người lắp đặt ổ điện ở vị trí cao, tránh sự cố ngập nước gây rò rỉ điện.