Chủ nhật, 01/12/2024, 09:10 (GMT+7)

Người đàn ông 60 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận có thói quen tai hại hàng triệu người mắc phải

Thói quen hút thuốc lá có thể là nguyên nhân khiến người đàn ông 60 tuổi này bị nhồi máu cơ tim, đe dọa đến tính mạng.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ vừa cấp cứu thành công trường hợp nam bệnh nhân 60 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm. 

Được biết, bệnh nhân có tiền sử ăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm của tim mạch.

Sau khi thăm khám và thực hiện chụp mạch vành qua da, bác sĩ xác định bệnh nhân bị tổn thương nặng cả 3 thân động mạch vành, trong đó nhánh LCx là "thủ phạm" chính gây nhồi máu cơ tim cấp trong đợt này.

nhoi-mau-co-tim
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm

Quy trình nong bóng và đặt stent phủ đã được tiến hành khẩn trương và chính xác, giúp mở lại dòng máu qua nhánh LCx, khôi phục sự tưới máu cho tim. Stent được đặt thành công, bao phủ toàn bộ vùng tổn thương, đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị.

Sau can thiệp, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định. Bệnh nhân đã được chuyển về Khoa Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và điều trị phục hồi, cùng với kế hoạch kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

Bác sĩ cho biết, nhồi máu cơ tim là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim?

- Những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim là nam giới trên 45 và nữ giới trên 50. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ thấp hơn.

nhoi-mau-co-tim
Ảnh minh họa

- Gia đình có người bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

- Những người bị đái tháo đường nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn.

- Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, đái tháo đường, hút thuốc lá, thuốc lào, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

Những triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực điển hình: đau nhói bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út.

Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái, kèm theo các triệu trứng phụ như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt mỏi, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh. Khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên cần nghĩ đến khả năng mắc những bệnh về tim mạch.

Đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim có thể kéo dài hơn 20 phút. Nghỉ ngơi và sử dụng các thuốc làm giãn mạch không làm giảm cơn đau. Triệu chứng đi kèm là tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh.

Cũng có một số trường hợp nhồi máu cơ tim không bị đau thắt ngực hoặc có những triệu chứng bất thường như khó thở, mệt mỏi và suy nhược. 

Người bệnh nhồi máu cơ tim cần làm gì để không bị tái phát?

Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần được điều trị và chăm sóc lâu dài để tránh tái phát và biến chứng về sau. Ngoài ra, người bệnh cần: Tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu dư cân hoặc béo phì; Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước ngọt; Không nên ăn mặn, giảm ăn thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào.

thuoc-la-111
Không nên hút thuốc lá

Trong chế độ ăn, bạn nên thêm thịt gà, cá thay cho thịt bò. Ngoài ra nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt. Đặc biệt, tránh căng thẳng, stress, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Cùng chuyên mục