Nghề ‘viết content dạo’: Thành thạo 10 kỹ thuật này sẽ không lo thất nghiệp
“Viết content dạo” là nghề “tay trái” của nhiều người nhằm thỏa mãn đam mê và kiếm thêm thu nhập. Để thực hiện hóa mục tiêu này, hãy áp dụng 10 kỹ thuật sáng tạo nội dung hấp dẫn dưới đây!
Nghề "viết content dạo" là gì?
Thế nào là “viết content dạo”?
Viết content dạo hay freelance content writer là công việc sản xuất nội dung cho nhiều nền tảng khác nhau như website, blog, mạng xã hội… tuy nhiên, chỉ mang tính thời vụ, không nhất thiết phải làm nhân viên chính thức tại các công ty, doanh nghiệp. Nói theo cách dễ hiểu hơn, bạn sẽ nhận công việc mà mình muốn làm và được trả công cho sản phẩm được làm ra theo cách tự do (tự do về việc lựa chọn công việc, địa điểm, thời gian…)
Tại sao nhiều người thích làm cộng tác viên content tại gia?
Làm cộng tác viên viết content mang lại nhiều ưu điểm như:
-
Tiết kiệm chi phí
Khi nhận việc “viết content dạo”, người viết sẽ không cần phải đi lại đơn vị, công ty quản lý mà chủ yếu sẽ làm việc tại nhà nên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí di chuyển.
-
Tăng thêm thu nhập
Công việc viết content tại nhà dù là full hay pastime thì bạn cũng sẽ kiếm thêm được một khoản thu nhập hấp dẫn.
-
Linh động thời gian, không gian
Do không bị quản lý về mặt thời gian và không gian nên bạn có thể thoải mái lựa chọn làm việc theo khung giờ và địa điểm mà mình mong muốn, miễn là đúng cam kết về thời gian gửi bài.
-
Yêu cầu không cao
Công việc “viết content dạo” không yêu cầu bạn phải có bằng cấp, chứng chỉ trong ngành. Quan trọng là bạn có kỹ năng và sáng tạo được những bài viết chất lượng.
-
Nhu cầu công việc đa dạng
Doanh nghiệp luôn cần nhiều nội dung chất lượng để phục vụ cho việc quảng bá, truyền thông trên nhiều nền tảng website, mạng xã hội… Do đó, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc phù hợp.
Những công việc viết content tại nhà phổ biến
Viết bài website chuẩn SEO
Viết nội dung website chuẩn SEO được hiểu đơn giản là sáng tạo nội dung được tối ưu hóa các kỹ thuật SEO để cải thiện thứ hạng lên cao trên các công cụ tìm kiếm.
Viết content SEO yêu cầu người viết cần có một số kỹ năng cơ bản như:
-
Khả năng sáng tạo nội dung xung quanh từ khóa/chủ đề
-
Am hiểu về SEO và viết bài chuẩn SEO
-
Tư duy logic trong trình bày bài viết, câu cú rõ ràng, không sai chính tả
Viết bài blog
Bài viết blog là một dạng bản tin được cung cấp online. Nó thường diễn tả lại suy nghĩ, cảm nhận hay trải nghiệm của người viết về một chủ đề bất kỳ.
Một số kỹ năng cần có khi viết blog:
-
Kỹ năng ngôn ngữ viết tốt
-
Có khả năng tư duy và phân tích tốt
-
Am hiểu sâu về chủ đề mà mình viết
Viết bài cho Fanpage Facebook
Nội dung sản xuất cho Facebook rất đa dạng từ văn bản, hình ảnh, video… và bạn nên phối hợp nhiều loại nội dung để tăng sự hấp dẫn, độc đáo cho bài viết.
Một số kỹ năng cần có khi viết content cho Fanpage Facebook:
-
Có kiến thức cơ bản về marketing
-
Tư duy ngôn ngữ, hình ảnh tốt
-
Có kỹ năng sử thiết kế hình ảnh và chỉnh sửa video đơn giản
-
Nắm bắt được tâm lý khách hàng để tạo nên nội dung thu hút
-
Nắm bắt xu hướng tốt
Viết kịch bản YouTube/Tik Tok
Đây là công việc bao gồm việc lên ý tưởng nội dung, phác thảo kịch bản liên quan đến câu chuyện hay sự việc bất kỳ. Các yếu tố trong đó bao gồm: lời thoại, hình ảnh, âm thanh, hành động, cử chỉ…
Một số kỹ năng cần có khi viết kịch bản:
-
Có kỹ năng viết và biên tập tốt
-
Có trí tưởng tượng và sức sáng tạo cao
-
Tư duy thẩm mỹ tốt
Viết bài PR
Đây là dạng nội dung thường dùng để giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ hay doanh nghiệp/thương hiệu. Bài viết PR mang những thông tin hấp dẫn, bổ ích, mang đến sự khách quan và đáng tin cho người đọc.
Một số kỹ năng cần có khi viết bài PR:
-
Có sự hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu/doanh nghiệp
-
Khả năng viết bài tốt
-
Nhạy bén với xu hướng và có sức sáng tạo cao
-
Có kiến thức SEO và marketing
Viết bài cho báo chí
Báo chí gồm nhiều dạng bài như tin tức, phản ánh, bình luận, phỏng vấn, phóng sự… Khi viết nội bài cho báo chí, bạn chỉ cần hoàn thành đúng chủ đề mà mình đã được giao.
Một số kỹ năng cần có khi viết bài cho báo chí:
-
Kỹ năng viết tốt
-
Biết cách cập nhật thông tin và các xu hướng
-
Khả năng nghiên cứu, phân tích tốt
-
Đối với các dạng bài chuyên sâu về lĩnh vực, bạn cần có sự nghiên cứu và am hiểu nhất định về ngành đó
5 cấu trúc viết content "kinh điển"
Cấu trúc AIDA
Công thức AIDA là sự lựa chọn hoàn hảo khi muốn khơi gợi sự tò mò, hướng mọi người đến hành động theo mong muốn. Kỹ năng viết content này bao gồm:
-
Sự chú ý – Attention
-
Duy trì sự quan tâm – Interest
-
Kích thích mong muốn– Desire
-
Biến mong muốn thành hành động – Action
Cấu trúc 4A
Cấu trúc 4A được phát triển dựa trên mô hình AIDA tiên phong, bao gồm:
-
Aware – Nhận biết
-
Attitude – Thái độ
-
Act – Hành động
-
Act again – Lặp lại hành động
Cấu trúc 4C
Nếu muốn có một công thức chung cho các bài content chất lượng và thu hút, bạn nên chọn cấu trúc 4C với các yếu tố:
-
Clear – Rõ ràng
-
Concise – Súc tích
-
Compelling – Thuyết phục
-
Credible – Đáng tin cậy
Cấu trúc 4P
4P là một trong những công thức phổ biến để người sáng tạo nội dung viết bài quảng cáo bán hàng trên Facebook. Nó bao gồm 4 phần:
-
Picture – Hình ảnh
-
Promise – Lời hứa
-
Prove – Cung cấp
-
Push – Thúc đẩy
Cấu trúc APP
APP sẽ là công thức viết content hiệu quả mỗi khi bạn trở nên ý tưởng. Cách để viết cấu trúc này rất đơn giản:
-
Agree (đồng ý)
-
Promise (hứa)
-
Preview (xem trước)
10 kỹ thuật giúp “dân content dạo” viết bài hấp dẫn hơn
Luôn có tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề (title) ấn tượng giúp thu hút sự chú ý của người xem ngay từ lần đầu. Bạn có thể tham khảo cách viết tiêu đề hiệu quả như sau:
-
Phác thảo 1 bản nháp, lọc ý chính để đặt tiêu đề
-
Lựa chọn tiêu đề đơn giản
-
Áp dụng quy luật 4U: Urgent (gấp rút) – Unique (độc quyền) – Useful (dễ áp dụng) – Ultra specific (cụ thể)
-
Sử dụng một bức tranh sinh động hay các từ ngữ cảm xúc mãnh liệt
Ngoài ra, hãy chú ý đặt dạng tiêu đề sap cho phù hợp với mỗi dạng content và nền tảng đăng tải bài viết cụ thể.
Đoạn giới thiệu mở đầu ấn tượng
Mở đầu ấn tượng sẽ giữ chân và kích thích người đọc tiếp tục đọc bài viết. Bạn có thể bắt đầu với những câu hỏi thú vị, chia sẻ thống kê số liệu bất ngờ, một lời hứa có giá trị hay câu chuyện ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc…
Cung cấp nội dung hữu ích
Nội dung mang đến giá trị đích thực cho độc giả chính là chìa khóa để thương hiệu xây dựng được một quan hệ lâu dài và tin cậy. Điều này có thể là cung cấp những kiến thức chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm thực tế để giải quyết vấn đề…
Dẫn chứng thuyết phục
Thêm các dẫn chứng, số liệu để chứng minh vấn đề là cách hữu hiệu nhất để tăng sự thuyết phục và đáng tin cậy cho nội dung. Cách tốt nhất để bạn áp dụng kỹ thuật này là cung cấp:
-
Số liệu thống kê
-
Kết quả khảo sát
-
Phương pháp
-
Các lần kiểm định
-
Case study
-
Những câu chuyện thành công
Sử dụng hình ảnh, video, infographics
Hình ảnh, infographics và video giúp tăng sự phong phú cho nội dung và tạo sức thu hút, hấp dẫn. Các phương thức diễn đạt nội dung này là ví dụ trực quan sinh động, giúp người xem dễ dàng hiểu, tiếp cận và có những cảm xúc mạnh mẽ hơn.
Kể chuyện (Storytelling)
Câu chuyện là phương tiện dễ dàng tạo ra sự kết nối về mặt cảm xúc với độc giả. Dựa vào đó, bạn có thể nhẹ nhàng lồng ghép thông điệp, sản phẩm hay thương hiệu một cách không quá “thô” hay mang tính chất PR lộ liễu.
Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản đảm bảo nội dung thông điệp được tiếp cận dễ dàng và mạnh mẽ. Bạn không nên tham lam sử dụng các từ ngữ hoa mỹ, cầu kỳ không cần thiết mà chỉ nên sử dụng số ít để tạo điểm nhấn.
Giọng điệu phù hợp với đối tượng mục tiêu
Giọng điệu phù hợp không chỉ phản ánh giá trị văn hóa của thương hiệu mà còn tăng kết nối mạnh mẽ với độc giả.
Khi viết content, bạn nên lựa chọn màu sắc ngôn ngữ sao cho phù hợp với định vị thương hiệu cũng như phân khúc khách hàng. Tùy theo từng đối tượng mục tiêu, về độ tuổi, sở thích của họ để lựa chọn giọng điệu diễn đạt tương ứng, tăng thiện cảm trong lòng người đọc.
Thêm động từ “mạnh”
Các động từ mạnh giúp câu văn trở nên sống động, có điểm nhấn và thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn.
Hãy chọn các động từ diễn tả sự thay đổi, hành động hay cảm xúc mạnh..
Sử dụng câu chủ động
Các câu chủ động khiến nội dung trở nên rõ ràng, quyết đoán hơn. Khi chủ thể thực hiện hành động, câu văn chuyển thành trực tiếp, dễ hiểu.
Ngược lại, câu bị động khiến văn bản rườm rà, khó hiểu hơn.
Với 10 kỹ thuật được nêu trên, người làm content nên áp dụng theo cách linh hoạt và sáng tạo để dễ dàng tạo ra những nội dung chất lượng, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cũng như với độc giả.
- 7 bước xây dựng chiến lược Social Content hoàn hảo, đẩy doanh thu 'lên đỉnh'
- Content Writer là gì? Bí quyết trở thành ‘chuyên gia content’ trong kỷ nguyên số
- Bí quyết xây dựng content quảng cáo trúng insight, đẩy doanh thu tăng vọt
- 7 bước xây dựng chiến lược Social Content hoàn hảo, đẩy doanh thu 'lên đỉnh'
- Content Writer là gì? Bí quyết trở thành ‘chuyên gia content’ trong kỷ nguyên số
- Chinh phục khách hàng, áp đảo đối thủ với 8 chiến lược xây dựng thương hiệu bán lẻ tốt nhất
- ‘Lãi mẹ đẻ lãi con’ với chiến thuật xây dựng cộng đồng thương hiệu mạnh mẽ
- Content Pillar là gì? Cách triển khai Content Pillar phá vỡ kỷ lục doanh số
- Top 5 loại hình agency mang lại chiến dịch marketing bùng nổ doanh số