Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 20/09/2023, 14:33 (GMT+7)

Mẹo sử dụng máy giặt: Những món đồ không nên cho vào máy

Cách bạn sử dụng máy giặt sẽ quyết định rất lớn đến tuổi thọ của động cơ và chất lượng làm sạch. Trong đó, có một số món đồ tuyệt đối không nên cho vào máy.

Muốn giữ quần áo sạch bền, máy giặt hoạt động trơn tru, không bị trục trặc hay hư hỏng, bạn cần lưu ý một số điều trước khi sử dụng. Đặc biệt, nên cẩn thận với những món đồ cho vào máy để tránh những hậu quả đáng tiếc. 

Những món đồ không nên bỏ vào khi sử dụng máy giặt

Đồ vật kim loại

Nhiều món đồ kim loại nhỏ như đồng xu, chìa khóa, móc kim loại,.. thường xuyên bị bỏ quên trong túi quần áo. Trong quá trình giặt, vắt, chúng có thể cọ xát gây hư hỏng thành máy.

su-dung-may-giat
Những món đồ kim loại nhỏ vắt có thể cọ xát gây hư hỏng thành máy (Ảnh: Freepik)

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, những món đồ kim loại nhỏ có thể bị mắc kẹt gây tắc ống thoát nước hoặc làm hư hỏng bể chứa ngoài. Lúc này bạn phải gọi nhân viên sửa chữa và tốn thêm một khoản chi phí.

Trước khi sử dụng máy giặt, hãy luôn kiểm tra kỹ túi áo, túi quần trước khi cho chúng vào. Bên cạnh đó, trong quá trình máy hoạt động, nếu bạn nghe thấy những tiếng bất thường, hãy bấm dừng máy lại và kiểm tra để có hướng xử lý. 

Trang phục có nhiều lông, bông sợi

Bạn không nên cho vào máy giặt tất cả những loại trang phục có chất liệu bằng lông hay nhiều sợi bông khác nhau như quần áo, váy vóc, khăn choàng,.. Trong quá trình giặt, xả, vắt khô, chúng có thể bị xơ, rụng lông gây hư hỏng, mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, lông từ các trang phục rất dễ bị vón cục, dính vào những món đồ khác hay thành lồng của máy giặt. Trường hợp lông kẹt lại quá nhiều sẽ gây nên tình trạng tắc đường ống thoát nước, khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả.

su-dung-may-giat 1
Lông từ các trang phục rất dễ bị vón cục, dính vào những món đồ khác hay thành lồng của máy giặt (Ảnh: Freepik)

Ngoài ra nếu gia đình bạn có nuôi chó, mèo thì cần kiểm tra và xử lý lông bị vương vãi trên quần áo trước khi cho vào máy giặt. Bởi chúng cũng có thể gây nên hậu quả tương tự như trên.

Trang phục có chất liệu là da

Quần áo, giày, phụ kiện bằng da cũng là những món đồ không nên cho vào máy giặt thông thường. Bởi khác với trang phục vải, da khi ngâm nước, giặt máy sẽ bị bong tróc, hư hỏng. Đồng thời, nếu những cặn da bị tróc dính lại trong máy cũng gây nhiều vấn đề phiền toái khác.

Muốn vệ sinh các trang phục bằng da, bạn cần mang ra tiệm xử lý chuyên dụng để gia tăng tuổi thọ của món đồ.

su-dung-may-giat 2
Trang phục da khi ngâm nước, giặt máy sẽ bị bong tróc, hư hỏng (Ảnh: Freepik)

Trang phục có chất liệu bằng lụa

Lụa là một trong những chất liệu mềm mại, tinh tế nên cần có phương pháp chăm sóc, làm sạch đặc biệt. Nếu bạn không may cho nó vào máy giặt, việc hư hỏng là điều khó tránh khỏi. 

Hãy chịu khó giặt trang phục lụa bằng tay một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, không nên cho nước hoa, chất cồn vào khi giặt để tránh quần áo nhanh mất màu và lâu khô.

su-dung-may-giat 3
Vải lụa chỉ nên giặt bằng tay một cách nhẹ nhàng (Ảnh: Freepik)

Trang phục có nhiều phụ kiện nhỏ đính kèm

Trang phục có nhiều phụ kiện đi kèm cũng là một trong những món đồ cần lưu ý trước khi cho vào máy giặt. Bởi trong quá trình máy vận hành, phụ kiện dễ bị đứt, rơi ra gây mất thẩm mỹ.

Không sử dụng máy giặt để vệ sinh gối mút hoạt tính

Nhiều loại gối có chất liệu tổng hợp, cotton hay lông vũ đều có thể sử dụng máy giặt để làm sạch, tuy nhiên với mút hoạt tính thì không. Nếu bất cẩn cho các sản phẩm mút hoạt tính vào máy, chúng có nguy cơ cao bị rách, hư hỏng.

su-dung-may-giat 4
Gối mút hoạt tính cho vào máy giặt gây nguy cơ cao bị rách, hư hỏng (Ảnh: Freepik)

Quá trình giặt mút đàn hồi bằng máy có thể làm mất tính đàn hồi, gây biến dạng hoặc hư hỏng không thể sử dụng được nữa. Do đó, hãy áp làm sạch nó bằng cách giặt tay trong chậu với nước và chất tẩy rửa dịu nhẹ, không mùi thơm, sau đó vắt nhẹ và phơi ở nơi khô thoáng. Sản phẩm này không gây dị ứng và chống bám bụi tốt nên bạn chỉ cần vệ sinh khoảng 1 - 2 lần mỗi năm.

Thảm chùi chân

Thảm chùi chân không phải là món đồ làm sạch bằng cách sử dụng máy giặt. Thông thường, những chiếc thảm này sẽ có lớp cao su ở mặt sau và nó không thể chịu nhiệt cao trong quá trình giặt, sấy. Bởi vậy, hãy lưu ý vấn đề này để hạn chế nguy cơ cháy nổ.

su-dung-may-giat 5
Thảm chùi chân có nguy cơ gây cháy nổ khi cho vào máy giặt vắt, sấy (Ảnh: Freepik)

Ngoài ra, thảm chùi chân thường dính nhiều vết bẩn nên nếu cho vào giặt trực tiếp bằng máy về lâu dài sẽ đọng lại chất bẩn, ảnh hưởng đến độ sạch của quần áo hoặc gây tắc ống xả.

Cùng chuyên mục