Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có lẽ là một trong những trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ. Hãy cùng Tiếp thị và gia đình đi tìm hiểu một số mẹo hay nhằm khắc phục tình trạng trên của trẻ nha.
- Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gừng tươi
- Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gạo lứt
- Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng nước gạo
- Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng đọt tre
- Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng lá bạc hà
- Chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách bấm huyệt
- Những lưu ý để trẻ không bị nôn trớ
- Một số lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?
Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ rất hay gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày ở tư thế nằm ngang trong khi chế độ ăn chủ yếu là sữa ở dạng lỏng. Nôn trớ sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và thường sẽ hết lúc trẻ được 12 tháng tuổi.
Một số nguyên nhân khiến bé nôn trớ là do chế độ chăm sóc chưa đúng cách như:
- Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng.
- Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.
- Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay, quấn tã hoặc băng rốn quá chặt.
- Trẻ ăn phải những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng.
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gừng tươi
Gừng có thể được coi là một mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh được nhiều người sử dụng, bởi nhờ có vị cay và tính ấm giúp chữa cảm mạo, nôn trớ và buồn nôn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng tươi, cắt thành lát
- Bạn ngậm từng lát gừng rồi hà hơi vào ngực, bụng, rốn, lưng, gáy và vùng cổ của bé
- Thực hiện trong 3 ngày, mỗi lần 36 cái hà hơi liên tục
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gạo lứt
Gạo lức cũng là một cái tên nổi bật không thể không nhắc tới khi nhắc đến các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Cách thực hiện:
- Rang vàng hạt gạo lức rồi cho vào nửa tách nước ấm cùng nửa chén sữa
- Đun trên lửa nhỏ và sắc cho đến khi còn nửa lượng nước thì tắt bếp
- Cho trẻ dùng vài lần trong ngày để nhanh khỏi
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng nước gạo
Cách thực hiện:
- Lấy 1 chén gạo trắng và đun sôi với 2 cốc nước.
- Sau đó cho trẻ uống phần nước hoặc tinh bột thừa để nhanh chóng giảm tình trạng nôn trớ.
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng đọt tre
Đây cũng là một mẹo dân gian được cha ông ta áp dụng từ xa xưa
Cách thực hiện:
- Theo dân gian, nếu là bé trai, bạn nên lấy 7 đọt tre, còn bé gái thì lấy 9 đọt tre rồi cho vào ấm đun sôi để nguội và cho con uống như nước lọc.
- Cho bé uống trong vòng 3-4 ngày cho đến khi trẻ không còn nôn trớ và thấy dễ chịu hơn.
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng lá bạc hà
Cách thực hiện:
- Xay nhuyễn lá bạc hà tươi sau đó vắt lấy nước cốt
- Lấy khoảng 1 thìa nước bạc hà rồi cho vào bát, thêm 1 thìa nước cốt chanh
- Mẹ cũng có thể cho một vài muỗng mật ong để tăng hương vị, giúp bé dễ uống
Chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách bấm huyệt
Cách thực hiện:
- Đặt ba ngón tay ngang cổ tay bé
- Đặt ngón cái vào điểm bên dưới ngón trỏ của con
- Dùng ngón cái ấn vào huyệt này rồi di chuyển ngón tay theo hình tròn từ 2-3 phút
- Lặp lại như vậy trên cổ tay còn lại của con
Những lưu ý để trẻ không bị nôn trớ
Cho trẻ bú đúng cách
Khi cho bé bú, vì lượng sữa trong dạ dày còn ít khi mới bắt đầu bú nên mẹ hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải vì dạ dày bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái. Với cách cho bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài. Nếu cho bé bú bình, mẹ nên giữ để đầu núm luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.
Nới lỏng quần áo
Mặc quần áo chật hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hay bú.
Vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn xong
Khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15 - 20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ.
Một số lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Các phương pháp dân gian trị nôn trớ cho bé có thể đem đến hiệu quả ở trường hợp bệnh nhẹ. Đối với những tình trạng nôn trớ nhiều lần hay dấu hiệu cho thấy bệnh lý nặng, các mẹo này sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ.
Vì đây chỉ là những mẹo dân gian chưa được khoa học chứng minh, do đó bạn cũng nên cân nhắc trước khi áp dụng các mẹo này.
Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?
Trẻ bị nôn trớ có thể là dấu hiệu của bệnh lý, vì thế mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy các dấu hiệu đi kèm sau:
- Trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều hơn một lần.
- Có dấu hiệu mất nước, miệng khô, ít nước mắt, ít nước tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ ngày).
- Sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ, đau dạ dày.
- Chỗ nôn ói có máu hoặc mật.
- Liên tục nôn trớ hay đã nôn trớ liên tục trong 24 tiếng.
- Trẻ co giật, khó thở.
- Trướng bụng, tiêu chảy.