Loạt thiết kế ấn tượng gây sốt tại Miss Cosmo Vietnam 2023
Hồng Nhung (Theo Tiếp thị & Gia đình)•Thứ sáu, 15/09/2023, 11:10 (GMT+7)
Đầu tư từ ý tưởng, nội dung truyền tải đến chất lượng hình ảnh, tư duy sáng tạo, thiết kế năm nay được giới chuyên môn lẫn khán giả đánh giá cao về chất lượng.
Trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - tại Miss Cosmo Vietnam 2023, cuộc thi "Tuyển chọn Thiết kế Trang phục Dân tộc" đã trở lại với một format và tên gọi hoàn toàn mới - "Dự án Quảng bá văn hóa dân tộc". Với chủ đề "Cảm hứng tương lai", cuộc thi đã thu hút nhiều thiết kế mang đến vẻ đẹp vừa sáng tạo vừa khác biệt chưa từng xuất hiện trong các cuộc thi Thiết kế Trang phục Dân tộc trước đây.
Vừa qua, ban tổ chức cuộc thi Miss Cosmo Vietnam 2023 tiếp tục công bố những bản thiết kế "tinh hoa hội tụ" với ý tưởng bứt phá cùng sự đầu tư hoành tráng, chỉn chu trong từng nét vẽ. Sức hút của những bản thảo đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ người hâm mộ.
Những vẻ đẹp dung dị đời thường như chiếc khăn rằn, câu ca dao tục ngữ đến cả hình ảnh trống đồng Đông Sơn, Chim Lạc, rồng thời Lý cùng những linh vật quen thuộc của văn hóa dân tộc đều được tái hiện sống động trong các tác phẩm. Ngoài ra, những biểu tượng đương thời cũng được đưa vào như một cảm hứng mới.
NTK Nguyễn Thị Hiền với tác phẩm "Âm Trống" lấy cảm hứng từ biểu tượng văn hóa Việt cổ. Những chiếc trống này không chỉ có quy mô đồ sộ mà còn có hình dáng cân đối và hài hoà, thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật. Đặc biệt, những hoa văn phong phú khắc trên trống đồng Đông Sơn miêu tả chân thật cuộc sống và sinh hoạt của con người thời kỳ xây dựng nước. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Tuấn Việt với thiết kế mang tên "Lạc Thần". Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ hình ảnh trống đồng và chim lạc, tượng trưng cho thời Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam được cai trị bởi các Vua Hùng, để thể hiện vai trò và tầm quan trọng của người phụ nữ từ những ngày đầu tiên với những phẩm chất cao quá đến sự mạnh mẽ để bảo vệ chính mình và những người yêu thương. (Ảnh: BTC)NTK Lê Tuấn Khang với thiết kế "Long Toái" thể hiện tinh thần bất khuất, anh dũng và kiên cường của đất nước và con người Việt Nam. Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ niềm tự hào khi được gọi là "Con rồng cháu tiên" và "Nghìn năm văn hiến". Nó kết hợp với chiếc áo dài và nón quai thao, tạo nên một hình ảnh đậm chất Việt Nam. (Ảnh: BTC)NTK Thân Minh Thái với thiết kế "Lý Long Tinh Vân" được lấy cảm hứng từ hình ảnh con rồng thời Lý với phong cách khác biệt so với các triều đại khác trong lịch sử. Bộ trang phục Lý Long Tinh Vân không chỉ đại diện cho phong cách và thẩm mỹ, mà còn là một cách thể hiện tình yêu và tự hào dành cho văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sự kết hợp giữa hình ảnh con rồng và những chi tiết mềm mại, tinh tế trên trang phục tạo nên một sự hài hòa độc đáo, thể hiện sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại. (Ảnh: BTC)NTK Tuấn Nguyễn 5AM với thiết kế "Loan Phượng" lấy cảm hứng từ cổng cưới Rồng - Phượng được đan kết từ lá dừa và các loại hoa trái - là một trong những loại cổng cưới phổ biến nhất ở Việt Nam. Bộ trang phục mang tone màu trắng thuần khiết - được đan kết nhiều mảng khối tạo sự thăng hoa - hiện đại của hình ảnh Rồng - Phượng Hoàng mạnh mẽ đậm chất Á Đông đi cùng những nét chấm phá đặc trưng của miền Tây sông nước. (Ảnh: BTC)NTK Mai Tấn Đạt với thiết kế "Bà Đồ" lấy cảm hứng từ loại hình nghệ thuật thư pháp vào ngày tết, một trong những nét văn hóa độc đáo của nước ta nhưng đã và đang bị quên lãng. Bộ trang phục muốn truyền tải đến thế hệ trẻ ngày nay về việc giữ gìn và phát huy các truyền thống, nét văn hóa của dân tộc ta, đừng để các nét đặc trưng văn hóa này phai mờ. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Anh Tuấn với thiết kế "Múa Điệu Xòe Hoa" lấy cảm hứng từ biểu tượng tình yêu của người Thái. Yếu tố văn hóa trong bộ trang phục còn nằm ở biểu tượng người Thái múa Xòe hay hình ảnh chiếc khăn Piêu trong văn hóa người Thái. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Anh Tuấn với thiết kế "Xôi Ngũ Sắc" lấy cảm hứng từ món ẩm thực độc đáo của Tây Bắc. Đặc sản xôi ngũ sắc không chỉ ngon mà rất đẹp và mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Theo quan niệm của người dân vùng Tây Bắc, ý nghĩa xôi ngũ sắc ngoài việc thể hiện “ngũ hành” còn thể hiện khát vọng yêu thương. Món xôi này thể hiện cho lòng yêu mẹ, kính cha; tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lừa và cũng là tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Hoàng Sang với thiết kế "Giấc mơ cánh cò" được lấy cảm hứng từ chim cò - loài chim đặc trưng của miền quê Việt Nam. Giấc Mơ Cánh Cò kết hợp giữa sự mạnh mẽ và hiện đại với nét truyền thống của con người Việt Nam. Áo tứ thân và nón quai thao mang đậm nét đặc trưng của người phụ nữ Kinh Bắc, vùng quê Bắc Ninh. Áo tứ thân không chỉ thể hiện bản sắc của vùng quê Kinh Bắc mà còn thể hiện nét đẹp dân tộc, nét đẹp của những người con Rồng cháu Tiên. (Ảnh: BTC)NTK Vũ Tuấn Hưng với thiết kế mang tên "Vựa Muối Việt". Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ hình ảnh đặc trưng của những ruộng muối lâu đời tại Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa màu xanh của biển trời và màu trắng của muối, tạo nên một bộ trang phục độc đáo và truyền tải thông điệp về vẻ đẹp của làng nghề muối và những vựa muối tinh tuý. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Chí Tường với thiết kế "Sấm Đọi Tam" lấy cảm hứng từ làng nghề truyền thống Đọi Tam, Hà Ham với hơn 1000 năm tuổi, được giữ gìn và trường tôn qua nhiều thế hệ. Tên gọi "Sấm" của trống Đọi Tam vì tiếng của nó vang to như sấm, âm thanh vang rền, hùng tráng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Hoàng Sang với thiết kế "Sấu Năm Chèo" lấy cảm hứng từ câu chuyện huyền thoại về "Ông Năm Chèo", một con cá sấu 5 chân sống dưới lòng sông Vàm Nao (tỉnh An Giang). Bộ trang phục không chỉ mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà còn thể hiện lòng tự hào và niềm tin vào khả năng của con người Việt Nam. Với sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, trang phục này đã trở thành biểu tượng đặc biệt, tôn vinh sự mạnh mẽ và ý chí của người dân Việt Nam. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Duy Lộc với thiết kế "Nghề Chằm Nón" đã mang đến hình ảnh người phụ nữ Việt đầy dịu dàng, e ấp nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ và kiên cường. Đồng thời qua đó muốn giới thiệu, gìn giữ, lưu giữ, phát huy và quảng bá làng Nghề Chằm nón nổi tiếng một thời đến bạn bè quốc tế. (Ảnh: BTC)NTK Phạm Hoàng Anh với thiết kế "Cửu Long Thiên Khúc" lấy ý tưởng từ đồng bằng Sông Cửu Long màu mỡ. Mọi chi tiết của bộ trang phục "Cửu Long Thiên Khúc" đều được cách tân lên để không bị mai một, không chỉ còn là vải lụa gấm hoa. Mà giờ đây bộ trang phục "Cửu Long Thiên Khúc" được sử dụng những chất liệu mới mẻ, cứng cáp, sử dụng đèn led, đèn cầu,.... kết hợp cùng gam màu xanh chủ đạo mang ý nghĩa luôn toả sáng, kiên cường, hướng đến tương lai. Vừa tôn vinh bản sắc, văn hóa dân tộc, vừa hướng đến vẻ đẹp độc đáo của sự sáng tạo, phá cách, khác biệt chưa từng xuất hiện tại các cuộc thi Thiết kế Trang phục dân tộc trước đó. (Ảnh: BTC)NTK Nguyễn Hoàng Minh Tiến gây ấn tượng với thiết kế "Khúc Phồn Hoa". Trang Phục lấy cảm hứng từ tòa nhà Landmark 81, một biểu tượng kiến trúc mới của Sài Gòn. Với ý tưởng lấy từ hình ảnh bó tre truyền thống, Landmark 81 tự hào đứng vươn cao, kiêu hãnh bên bờ sông Sài Gòn, trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết và phát triển hướng tới tương lai. Nó ghi dấu ấn của một thời kỳ hưng thịnh và phồn vinh, cùng khát vọng chinh phục đỉnh cao của người Việt Nam. (Ảnh: BTC)
Ban tổ chức sẽ tiếp tục nhận bài dự thi đến hết ngày 30/9. Những thiết kế dự thi xuất sắc sẽ được lựa chọn làm trang phục biển biểu diễn trong chương trình Fashion Show “Quảng bá Văn hóa Dân tộc”, thuộc khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2023.
Ngày 02/07/2025, báo Người lao động đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Chống hàng giả - Làm sạch thị trường, bảo vệ niềm tin”, có sự tham dự của các cơ quan quản lý, ban ngành, nhà thuốc Long Châu cùng nhiều doanh nghiệp khác. Chương trình giúp cộng đồng nhận diện rõ hơn thực trạng, hệ lụy và đề xuất giải pháp căn cơ, bền vững trong công tác đấu tranh phòng chống sản phẩm giả.
Với những lời quảng cáo hoa mỹ như "chuyển đổi ngăn linh hoạt", "bảo quản dinh dưỡng tối ưu" hay "kết nối với điện thoại", dòng sản phẩm tủ lạnh đa năng đang ngày càng được nhiều gia đình Việt săn đón. Nhưng đằng sau vẻ ngoài hiện đại ấy là gì? Những tính năng "đa năng" liệu có thực sự phát huy hiệu quả?
Vợ chồng trẻ sống riêng, nên mua tủ lạnh thế nào để vừa đủ dùng mà không lãng phí? Chỉ cần nắm 4 tiêu chí sau, bạn sẽ chọn đúng chiếc tủ lạnh phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm điện mà không lo thiếu chỗ chứa.
Mỗi ngày, các siêu thị ở TP.HCM, những mặc hàng như thịt, rau, củ, quả hoặc đồ ăn chế biến sẵn được gắn nhãn “GIẢM GIÁ 30-50%” đưa ra khỏi kệ. Người tiêu dùng hồ hởi mua về nhà với tâm thế “trúng mánh”, nhưng việc có nên mua những sản phẩm này hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là phân tích chi tiết về ưu và nhược điểm của việc mua hàng giảm giá cuối ngày, cùng với một số lưu ý để đưa ra quyết định hợp lý.
Nhiều gia đình Việt đang sở hữu hoặc cân nhắc mua "máy giặt thông minh", với những lời quảng cáo hoa mỹ. Những tính năng ấy nghe có vẻ hấp dẫn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: máy giặt thông minh có thực sự “thông minh” đến vậy? Hay chỉ là chiêu tiếp thị tinh vi khiến người tiêu dùng dễ dàng móc hầu bao?
Trong thời đại mua sắm trực tuyến lên ngôi, việc đọc review sản phẩm – đánh giá từ người mua gần như đã trở thành “bản năng tiêu dùng” mới của người Việt.
Người giỏi tiết kiệm không phải đã giàu có từ đầu, nhưng họ luôn có thói quen tài chính thông minh, để bảo vệ túi tiền, xây dựng nền tảng tài chính vững chắc.
Máy lọc không khí có loại chỉ vài triệu, cũng có loại tới chục triệu đồng. Với mẹ đảm hiện đại, nên chọn theo giá, theo tính năng hay theo nhu cầu sử dụng thực tế?
Những lời hứa hấp dẫn như "giảm béo mà vẫn ngon", "nấu ăn siêu nhanh" khiến người tiêu dùng không tiếc rút hầu bao. Nhưng liệu nồi chiên không dầu có thực sự thần kỳ như quảng cáo? Và làm sao để sử dụng nó một cách hiệu quả, đúng với tinh thần "ăn lành – sống khỏe"?