Lĩnh vực quảng cáo phát sinh nhiều vấn đề mới, làm sao để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp?
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cần bổ sung các ván đề mới phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh quảng cáo.
Sáng 8/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa; phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo của trung ương, địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo.
Đồng thời, việc tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động quảng cáo sẽ hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo phát triển; bảo đảm tính phù hợp, đồng bộ, không chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan; nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo, năng lực doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo.
Dự án Luật xây dựng dựa trên tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành; thực hiện hiệu quả các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo đó, dự án Luật có bố cục gồm 03 điều, quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Dự án Luật này sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý nội dung và điều kiện quảng cáo; quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và quảng cáo trên phương tiện báo chí; hoạt động quảng cáo ngoài trời.
Về nội dung cơ bản, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự án Luật đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung 03 Chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được thông qua bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Quảng cáo năm 2012.
Tuy nhiên, việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quảng cáo còn vướng mắc, khó khăn, chưa phù hợp với thực tiễn. Do đó, dự án Luật cần bổ sung các vấn đề mới phát sinh, luật hóa các quy định, cơ chế đã được thực tiễn khẳng định phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh quảng cáo, dự án Luật cần sớm hoàn thiện cơ chế, chế tài để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Thực hiện nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước và các cấp trong quản lý hoạt động quảng cáo.
- Siết chặt hoạt động quảng cáo trên mạng: KOL, KOC sắp hết thời làm giàu từ quảng cáo sai sự thật
- Siết chặt quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng: Chiêu bài hô biến thực phẩm chức năng thành 'thần dược' sắp hết thời
- Quảng cáo cờ bạc, cá độ trá hình ngay trong chương trình từ thiện
- 5 bước trang điểm mắt tự nhiên, đơn giản, chưa đến 10 phút đã có ngay diện mạo cuốn hút cho mỗi cuộc hẹn
- Lo ngại 'độc quyền' ngành điện, thắt chặt nguồn cung, đẩy giá điện tăng cao
- Netflix ra mắt tính năng Moments: Biến mỗi khoảnh khắc phim yêu thích thành kỷ niệm đáng nhớ
- Xe tay ga Honda Scoopy 2025 sở hữu thiết kế mới, mức giá khá cạnh tranh so với Honda Vision
- Hé lộ hai show diễn đậm chất Hollywood sắp 'hạ cánh' thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc từ tháng 11
- 7 công thức món chay từ khổ qua hấp dẫn, dễ làm, mê ăn chay chớ nên bỏ qua