Quỳnh Trang (Tiếp thị & Gia đình)•Thứ năm, 19/09/2024, 14:03 (GMT+7)
Cuộc sống của người dân làng vạn chài Văn Đức (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) vốn rất bình yên, no đủ, thế nhưng chỉ trong chốc lát, cơn bão số 3 đi qua, lũ đến cuốn phăng tất cả khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh "trắng tay".
Hết bão lại đến lũ… Thiên tai vừa qua đi, không khí làng vạn chài Văn Đức, huyện Gia Lâm càng thêm buồn thảm dưới làn nước sông Hồng đục ngầu.
Hôm nay (19/9) nước đã bắt đầu rút, nhưng trên các con đường tới làng vạn chài Văn Đức (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội vẫn ngập bùn đất, cây cối phủ kín một màu đỏ của bùn. Hết bão lại đến lũ, người dân cả làng vạn chài ngày đêm căng mình trông nom lồng cá. Không những thế họ còn phải lo giữ những căn nhà nổi trên dòng nước lớn chảy xiết phía hạ lưu sông Hồng.Lúc này, lối lên bờ bị chia cắt, mọi sinh hoạt của các hộ đều diễn ra trong không gian chật hẹp của những chiếc thuyền được thiết kế thành nhà ở. Nhiều hộ gia đình ở làng vạn chài có đến 2 hoặc 3 thế hệ cùng sinh sống trên một chiếc thuyền. Điều kiện mưu sinh của họ ngày càng khó khăn khi đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến đổi thất thường của thiên nhiên.Chiếc điều hoà quý giá nhất trong nhà cũng chẳng giữ đượcNgoài sống bằng nghề chài lưới, cùng nhiều hộ khác, 20 năm nay gia đình ông Hưởng (trú tại làng vạn chài Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) nuôi thêm mô hình cá lồng. Đây là lần đầu tiên, ông Hưởng phải chứng kiến cảnh những con cá chiên, cá lăng, cá chép sắp đến tuổi thu hoạch đột nhiên phềnh bụng nổi trên mặt nước. Ước tính tổng thiệt hại sau bão lũ của gia đình ông Hưởng gần 200 trăm triệu đồng.Những cơn giông chiều và đêm thường rất mạnh, cả gia đình mỗi thành viên đảm nhiệm một việc, người che bạt, người giăng dây, người lo buộc thuyền... mặc cho gió táp mưa xối xả.Cuộc sống của các hộ dân làng vạn chài vẫn cứ bấp bênh theo dòng sông Hồng. Họ nhận thức được nghề chài lưới mãi chỉ là công việc duy trì cuộc sống qua ngày, sinh kế không bền vững nhưng vẫn phải nuôi thêm cá lồng để bám trụ, mong có cơ hội để phát triển.
Không cần những thay đổi lớn lao, chỉ cần những thói quen nhỏ mỗi ngày - đây là thông điệp mà Tập đoàn AIA mong muốn góp phần gieo mầm tại các trường học ở Việt Nam thông qua chương trình Trường học lành mạnh nhất AIA.
Tôi từng nghĩ: tiền chợ thì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu, mua rau mua thịt mỗi ngày cũng chỉ loanh quanh vài chục ngàn. Nhưng sau 1 tháng nhìn lại, tôi phát hiện mình đang đốt hàng trăm ngàn mỗi tháng chỉ vì... đi chợ sai thời điểm.
Nồi chiên không dầu đã trở thành “trợ thủ” quen thuộc trong căn bếp của nhiều mẹ bỉm. Nhưng giữa vô vàn lựa chọn, đâu là loại vừa ngon – vừa bền – vừa đáng tiền?
Rất nhiều thương hiệu đang dùng những “chiêu trò quảng cáo" tinh vi nhằm thao túng hành vi tiêu dùng, khiến người mua phải rút ví trong trạng thái thiếu tỉnh táo.
Chỉ cần sử dụng túi môi trường khi đi siêu thị, bạn sẽ nhận ngay những phần quà “xanh” từ Co.opmart và Co.opXtra – vừa tiết kiệm, vừa góp phần bảo vệ môi trường!
Từng tiêu hàng triệu mỗi tháng cho đồ gia dụng lặt vặt, chị Thảo – một nhân viên văn phòng ở TP.HCM – đã áp dụng nguyên tắc "mỗi tháng chỉ chọn một món cần nhất". Kết quả là vừa tiết kiệm, vừa không còn mua đồ theo cảm hứng rồi để chật nhà.
Sống ở thành phố, tiêu ít mà vẫn đủ đầy tưởng như là điều không tưởng. Nhưng với nhiều phụ nữ, chỉ cần chi tiêu có kế hoạch, chọn lọc hơn và biết đâu là “đủ”, họ vẫn sống thoải mái giữa phố thị đắt đỏ.
Không cần biến căn bếp thành showroom đồ gia dụng, đôi khi chỉ vài món đồ nhỏ được chọn đúng là đủ giúp không gian nấu nướng gọn gàng, tiện lợi và dễ giữ sạch.
Với mỹ phẩm, không khí lạnh và khô chính là “kẻ thù thầm lặng” làm giảm tuổi thọ và chất lượng. Đặc biệt, cần lưu ý khi bảo quản trong môi trường phòng điều hòa.