Thứ sáu, 22/12/2023, 10:03 (GMT+7)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam"

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Sáng ngày 22/12, hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam” chính thức diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, điều hành. Thành phần tham dự còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các hội, hiệp hội, tổ chức; đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp văn hóa cùng các chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa.

6be39150509df8c3a18c
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì

Hội nghị trực tuyến công nghiệp văn hóa đầu tiên

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên hội nghị về ngành công nghiệp văn hóa được tổ chức, với hình thức kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành và các bộ, ban, ngành liên quan. Sự kiện mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030.

Thủ tướng nhận định: “Ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng để đốc thúc phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Việt Nam có đa dạng tiềm năng phát triển ngành công nghiệp văn hóa và chúng ta cần nắm bắt, phát huy những tiềm năng đó”.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa. Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước cùng sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, có nhiều đóng góp tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để nền công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, khai thác đúng các tiềm năng, thế mạnh thì cần có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động. Cần đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh".

thu tuong
Thủ tướng khẳng định, cần xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh".

Tại hội nghị “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”, nhiều tham luận, báo cáo đến từ các đại diện của các bộ, ban, ngành; các tỉnh, thành phố; các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa.

Trình bày tham luận tại hội nghị trực tuyến, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam – ông Nguyễn Trường Sơn đã nêu rõ xu hướng và những thách thức trong hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay. Ông nhấn mạnh: “Văn hóa chính là nền tảng cốt lõi làm bệ phóng cho những sáng tạo độc đáo để tạo nên tác phẩm hay. Trong đó, tinh hoa văn hóa Việt là kim chỉ nam phối hợp với xu thế hiện đại của hội nhập quốc tế để tạo nên sự phát triển của ngành quảng cáo”.

bd34a8c46909c1579818
Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam – Ông Nguyễn Trường Sơn trình bày tham luận tại hội nghị

Ngành quảng cáo đang ngày càng có nhiều sự phát triển bùng nổ, luôn giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp, hỗ trợ, đồng hành, cùng gánh vác trách nhiệm với 11 ngành văn hóa theo định hướng của Đảng và Chính phủ. Trước nhiều khó khăn, thách thức trong thị trường hiện nay, ngành vẫn luôn cố gắng phát huy nguồn tài nguyên vốn, nỗ lực sáng tạo và học hỏi hơn nữa.

Cùng chuyên mục