Thứ sáu, 04/08/2023, 10:00 (GMT+7)

Học Luật kinh tế ra làm gì? Bí quyết xin việc thành công

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Học Luật kinh tế ra làm gì? Với những bạn trẻ đang quan tâm và có ý định thị vào ngành Luật kinh tế, đây chắc hẳn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Mặc dù không còn mới mẻ nhưng ngành Luật kinh tế vẫn nhận được rất nhiều ưu ái trong việc lựa chọn nguyện vọng khi xét tuyển đại học.

Trong bài viết dưới đây, Tiếp thị và Gia đình sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc học Luật kinh tế ra làm gì?

Luật kinh tế là gì?

Bạn đã biết Luật kinh tế là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng với Tiếp thị và Gia đình tìm hiểu khái niệm Luật kinh tế trước khi đến với câu hỏi “Học Luật kinh tế ra làm gì?” nhé

Luật kinh tế là sự kết hợp kiến thức giữa hai lĩnh vực luật học và kinh tế, thương mại. Ngành học này tập trung nghiên cứu và áp dụng các quy định, chính sách và quy tắc pháp lý do nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động kinh tế.

Mục đích nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia trong hoạt động kinh tế, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. Một số lĩnh vực của Luật kinh tế như kinh doanh, thương mại, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, thương mại quốc tế…

Sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ được đào tạo những kiến thức căn bản về các loại văn bản quy phạm pháp luật, cách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, các kiến thức chuyên môn về tranh tụng và giải quyết tranh chấp… Ngoài những kiến thức chuyên môn về thực tiễn pháp luật trong kinh doanh, sinh viên còn được đào tạo những kỹ năng mềm nhất định phục vụ cho công việc về sau.

hoc-luat-kinh-te-ra-lam-gi-nganh-luat-kinh-te-la-gi
Luật kinh tế là gì?

Tại sao nên học Luật kinh tế?

Trong thời đại ngày này, Luật kinh tế đang là ngành học vô cùng quan trọng, thu hút được lượng lớn nhân lực giỏi. Vậy có những lý do nào để nên học Luật kinh tế?

Ngành học có tiềm năng

Kinh tế phát triển và ngày càng hội nhập sâu rộng, các hoạt động kinh doanh thương mại cũng theo chiều hướng phát triển mạnh, không chỉ bó hẹp trong nước mà mở rộng không biên giới. Do đó, đòi hỏi phải có hệ thống luật pháp và hàng lang pháp lý chặt chẽ và hoàn thiện. 

Để có thể triển khai hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi và hợp pháp, các doanh nghiệp buộc phải có bộ phận pháp lý nắm rõ được các quy định, pháp chế của pháp luật để tránh sai sót trong kinh doanh. Bộ phận này là thiết yếu, quan trọng của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, Luật kinh tế chưa bao giờ là ngành học lỗi thời, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng về vấn đề “Học Luật kinh tế ra làm gì?”.

Kiến thức rộng mở

Kiến thức chuyên ngành Luật kinh tế rất đa dạng. Sinh viên học ngành Luật kinh tế được cung cấp những kiến thức về thực tiễn pháp lý trong môi trường kinh doanh. Từ đó có thể tự nghiên cứu và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia kinh doanh.

Nếu bạn có niềm đam mê nghiên cứu với ngành luật học, lựa chọn Luật kinh tế là sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý. 

hoc-luat-kinh-te-ra-lam-gi-tiem-nang
Luật kinh tế đang là ngành học tiềm năng

Học Luật kinh tế ra làm gì?

Rất nhiều bạn thắc mắc học Luật kinh tế có dễ kiếm việc không? Học Luật kinh tế ra làm gì? Thực tiễn trong các hoạt động kinh doanh có nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kiến thức vững chắc về pháp luật.

Trên thị trường hiện nay, nguồn nhân lực cho ngành này vô cùng lớn, đặc biệt là các nguồn nhân lực chất lượng cao. Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng cần am hiểu về lĩnh vực Luật kinh tế. 

Chỉ cần nỗ lực rèn luyện và phấn đấu, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề “Học Luật kinh tế ra làm gì?”. Sau khi tốt nghiệp Luật kinh tế, bạn có rất nhiều lựa chọn làm việc ở các vị trí khác nhau:

Chuyên viên pháp chế, chuyên viên pháp lý

Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế, pháp lý tại các tổ chức doanh nghiệp hiện nay khá lớn. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề về giấy tờ, thủ tục liên quan đến pháp lý. 

Tư vấn pháp lý

Nếu đang phân vân “Học Luật kinh tế ra làm gì?”, Tư vấn pháp lý có thể là một lựa chọn của bạn. Công việc của Tư vấn pháp lý khá tương tự với chuyên viên pháp lý, pháp chế. Điểm khác biệt là bạn sẽ được làm việc độc lập tại các văn phòng luật của tòa án,  viện kiểm sát, hoặc các trung tâm pháp lý.

Luật sư

Trở thành Luật sư chuyên ngành Luật kinh tế là một trong những lựa chọn nếu bạn đang chưa biết “Học Luật kinh tế ra làm gì?”. Mức thu nhập của Luật sư khá cao. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải có kiến thức sâu rộng và bề dày kinh nghiệm để có thể biện hộ hoặc làm cố vấn cho các tổ chức doanh nghiệp nhằm giải quyết các quan hệ pháp luật.

hoc-luat-kinh-te-ra-lam-gi-luat-su
Học Luật kinh tế ra làm luật sư

Chuyên viên lập pháp, tư pháp, hành pháp

Học Luật kinh tế ra làm gì? Liệu có thể làm việc trong cơ quan nhà nước không? Trở thành chuyên viên lập pháp, tư pháp, hành pháp sẽ là đáp án cho bạn. Bạn sẽ được làm việc trong các cơ quan quan cao cấp của nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án.

Giảng viên

Ngoài các công việc trên, học Luật kinh tế ra làm gì nữa. Nếu các vị trí trên không phù hợp với bạn, bạn có thể lựa chọn làm giảng viên giảng dạy bộ môn Luật kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan tại các trung tâm, cơ sở giáo dục. Hoặc bạn cũng có thể trở thành các nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu.

hoc-luat-kinh-te-ra-lam-gi
Học Luật kinh tế ra làm gì?

Bí quyết xin việc thành công của ngành này

Nắm được những bí quyết để trở thành ứng viên sáng giá khi đi tìm việc làm, bạn sẽ không còn cảm thấy học Luật kinh tế ra làm gì là vấn đề khó trả lời. Định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng, chăm chỉ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế cùng với nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm là các bí quyết hữu ích dành cho bạn.

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Sau khi tìm hiểu được câu trả lời của “Học Luật kinh tế ra làm gì?”, bạn cần xác định được được định hướng và mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Biết mình thích gì và xác định xem mình sẽ cần phải làm gì cho mục tiêu đó. Nếu không xác định được khả năng của mình, không xác định được định hướng cho tương lai, bạn sẽ cảm thấy rất chênh vênh lúc ra trường.

Tích lũy kinh nghiệm thực tế

Vốn kiến thức của chuyên ngành Luật kinh tế khá rộng, bạn cần chăm chỉ tiếp thu mới có thể nắm bắt được lượng kiến thức đó. Ngoài lý thuyết sách cở, bạn cần sớm va chạm với môi trường thực tế bên ngoài để rèn luyện khả năng nhạy bén và xử lý tình huống phát sinh. Những trải nghiệm thực tế sẽ giúp bạn nâng cao các kỹ năng mềm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Do đó, khi còn là sinh viên, bạn nên tìm các công việc partime, làm thực tập sinh tại các công ty, doanh nghiệp bên ngoài.

thuc-tap-hoc-luat-kinh-te-ra-lam-gi
Thực tập tích lũy kinh nghiệm

Nâng cao ngoại ngữ

Trong bất kỳ ngành nghề nào, việc có trình độ ngoại ngữ cũng sẽ giúp bạn có thêm cơ hội tiếp thu kiến thức mới. Đặc biệt, trong môi trường hội nhập kinh tế sâu rộng ngày nay, việc có thêm ngoại ngữ cũng sẽ là một ưu tiên trong tuyển dụng. Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia với mức lương đáng mơ ước. Có kiến thức, có ngoại ngữ, bạn sẽ không cần phải lo lắng “Học Luật kinh tế ra làm gì?”.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán

Giao tiếp, thuyết phục, đàm phán tốt là một lợi thế của sinh viên ngành Luật kinh tế. Việc giao tiếp khéo léo thống nhất được ý kiến của các bên sẽ giúp cho cuộc đàm phán trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngay từ khi còn là sinh viên, bạn cần năng động tham gia các câu lạc bộ chuyên ngành, đi thực tập để quá trình va chạm với môi trường ngoài sẽ giúp bạn cải thiện nhiều hơn về kỹ năng giao tiếp. 

ky-nang-giao-tiep-khi-hoc-luat-kinh-te
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán

Trong chủ đề “Học Luật kinh tế ra làm gì?”, Tiếp thị và Gia đình đã trình bày một số nội dung cơ bản về chương trình học, việc làm và những bí quyết để học tốt Luật kinh tế. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã xác định được cho mình một hướng đi tương lai đúng đắn. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Chọn nghề - chọn trường của Tiếp thị và Gia đình để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành nghề phù hợp với bạn nhé! Chúc bạn thành công!

Cùng chuyên mục