Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 10/02/2024, 06:42 (GMT+7)

Hai ông lớn gọi xe Grab và GoTo đang đàm phán sáp nhập

Grab và GoTo hiện đang là hai trong số các công ty Internet có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á và hoạt động tại nhiều mảng cung cấp dụng vụ.

Hai công ty gọi xe lớn nhất Đông Nam Á Grab và GoTo được cho là đang tái khởi động đàm phàn sáp nhập, theo Bloomberg. Cuộc sáp nhập này có thể sẽ chấm dứt những năm tháng kinh doanh lỗ triền miên của cả 2 công ty này do cạnh tranh quá khốc liệt.

Nguồn tin thân cận với vấn đề nói rằng hai công ty đang trong thỏa thuận ban đầu để sáp nhập với nhiều phương án khác nhau. Một trong số đó là Grab sẽ thâu tóm GoTo sử dụng tiền mặt, cổ phần hoặc sự kết hợp của cả hai. Nguồn tin nói thêm rằng GoTo cởi mở hơn với thỏa thuận sáp nhập sau khi ông Patrick Walujo nhận ghế CEO hồi năm ngoái.

1400x934
Ông Patrick Walujo, CEO GoTo. (Ảnh: Bloomberg).

Ở thời điểm hiện tại, thỏa thuận giữa Grab và GoTo vẫn đang diễn ra. Cổ đông lớn của cả hai công ty đều ủng hộ thương vụ sáp nhập và thúc đẩy đàm phán. Dù vậy, kết quả của cuộc thảo luận này có thể cũng sẽ không đi đến một thương vụ sáp nhập. Một lựa chọn mà Grab và GoTo cũng đang nói đến là phân chia các thị trường chính với Grab kiểm soát Singapore và các thị trường khác, trong khi đó GoTo sẽ hoạt động ở Indonesia.

Định giá vẫn là vẫn đề chính cho bất kỳ một thương vụ nào khi cổ phiếu GoTo đã giảm hơn 30% trong 12 tháng trở lại đây. Một số quan ngại khác là cấu trúc thương vụ và hình thức quản trị, nguồn tin tiết lộ.

Grab và GoTo hiện đều đang có hàng chục triệu người dùng gọi xe và việc sáp nhập có thể giúp họ có thể đạt hiệu quả kinh doanh ở nhiều thị trường lớn như Indonesia nơi cạnh tranh buộc họ phải duy trì mức phí dịch vụ thấp. Quy mô lớn hơn cũng giúp Grab và GoTo có thêm sức mạnh cạnh tranh ở các mảng dịch vụ có biên lợi nhuận cao hơn như ngân hàng số và thanh toán số.

Bên cạnh đó, việc Grab và GoTo sáp nhập cũng có thể phải chịu sự giám sát lớn từ các nhà điều hành. Trong khi đó, Grab và GoTo nhìn nhận sáp nhập là cơ hội để tiến tới lợi nhuận trong bối cảnh cổ phiếu của cả hai công ty đã giảm khoảng 70% so với mức giá IPO vài năm trước. Thực tế, Grab và GoTo đã cân nhắc việc sáp nhập trong vài năm trở lại đây.

Lần này, việc đàm phán được thực hiện trong bối cảnh GoTo vừa chuyển giao quyền kiểm soát mảng kinh doanh TMĐT Tokopedia cho ByteDance. Trong quá khứ, rào cản cho việc sáp nhập là quyền kiểm soát sau sáp nhập. Anthony Tan, CEO Grab, người có khoảng 60% quyền biểu quyết tại Grab, muốn là người lãnh đạo công ty sau sáp nhập.

Ông Walujo, người nhận ghế CEO GoTo từ hồi tháng 6, đã thành công trong việc đưa GoTo có lợi nhuận sau điều chỉnh vào quý IV năm ngoái. Đây là bước tiến quan trọng cho thấy tiềm năng trong dài hại của GoTo trong mắt các nhà đầu tư.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục