Giá xăng dầu hôm nay 9/6: Đồng loạt giảm do lo ngại nhu cầu thấp
Giá xăng dầu hôm nay 9/6 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu hôm nay trong nước
Giá xăng dầu hôm nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 9/6 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h chiều ngày 6/6 của liên bộ Tài chính - Công Thương.
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 618 đồng/lít, xuống còn 21.141 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 542 đồng/lít xuống còn 21.977 đồng/lít.
Trong phiên điều chỉnh lần này, giá dầu cũng đồng loạt giảm. Theo đó, giá dầu diesel 0.05S giảm 325 đồng/lít, xuống còn 19.422 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 374 đồng/lít, ở mức 19.557 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S cũng giảm 253 đồng/kg, xuống còn 17.285 đồng/kg.
Tính từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã thực hiện 23 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó có 9 kỳ tăng đồng loạt, 7 kỳ giảm giá, 7 kỳ giảm giá xăng dầu tăng - giảm đan xen.
Giá xăng dầu hôm nay thế giới
Giá xăng dầu hôm nay, khép lại tuần giao dịch, giá xăng dầu thế giới ghi nhận tuần giảm giá thứ 3. Căn cứ theo dữ liệu trên Oilprice sáng ngày 9/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 75,38 USD/thùng, giảm 0,03% (tương đương giảm 0,02 USD/thùng).Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 79,47 USD/thùng, giảm 0,31% (tương đương giảm 0,25 USD/thùng).
Giá xăng dầu hôm nay, giá dầu WTI giảm khoảng 2% xuống còn 75,38 USD/thùng, giá dầu Brent giảm khoảng 2% xuống 79,47 USD/thùng trong tuần này, ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp, do kỳ vọng ngày càng tăng rằng chi phí đi vay có thể vẫn tăng trong thời gian dài, tác động tiêu cực đến triển vọng nhu cầu. Cùng đó, một báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ, với nền kinh tế có thêm hơn 272.000 việc làm dự kiến trong tháng 5, đã ủng hộ quan điểm diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới. Những lo ngại về khả năng dư thừa nguồn cung cũng tăng cao vào đầu tuần sau quyết định mới nhất của OPEC+.
Theo Reuters, tại cuộc họp trực tuyến cuối tuần trước, OPEC+ đã quyết định kéo dài thêm 3 tháng mức cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày của 8 thành viên nhưng cho biết sẽ dần dỡ bỏ ràng buộc mức cắt giảm tự nguyện này từ tháng 10. Thị trường tiếp tục phản ứng thái quá với thông báo của OPEC+ về khả năng tăng lại sản lượng, điều này đã đẩy giá dầu tiếp tục giảm sâu.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, dữ liệu cho thấy mặc dù xuất khẩu tăng tháng thứ hai trong tháng 5 nhưng nhập khẩu dầu thô lại giảm, báo hiệu mối lo ngại về nhu cầu ở quốc gia mua dầu thô lớn nhất thế giới, theo Kinh tế Chứng khoán Việt Nam.