Thứ ba, 04/06/2024, 19:30 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 5/6: Liên tục giảm xuống sát mức thấp nhất

Giá xăng dầu hôm nay 5/6 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.

giaxang5

Giá xăng dầu hôm nay trong nước

Giá xăng dầu hôm nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 5/6 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 30/5 của  liên bộ Tài chính - Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 518 đồng/lít, xuống mức 21.759 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 694 đồng/lít, xuống mức 22.519 đồng/lít.

Trong khi đó, các mặt hàng dầu trong phiên điều chỉnh này được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, xuống mức 19.747 đồng/lít; dầu hỏa tăng 29 đồng/lít, lên mức 19.931 đồng/lít. Dầu mazut trong phiên điều chỉnh này cũng được điều chỉnh tăng 25 đồng/kg, lên mức giá 17.538 đồng/kg.

Tính từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã thực hiện 22 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó có 9 kỳ tăng đồng loạt, 6 kỳ giảm giá, 7 kỳ giảm giá xăng dầu tăng - giảm đan xen.

Giá xăng dầu hôm nay thế giới

Giá xăng dầu hôm nay, trên thị trường thế giới ghi nhận trên Oilprice lúc mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 5/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 72,92 USD/thùng, giảm 1,31% (tương đương giảm 0,97 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 77,10 USD/thùng, giảm 1,61% (tương đương giảm 1,26 USD/thùng).

Giá xăng dầu hôm nay, giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD/thùng vào phiên giao dịch hôm nay do hoài nghi về quyết định của OPEC+ nhằm tăng nguồn cung vào cuối năm nay cho thị trường toàn cầu, nơi nhu cầu đã có dấu hiệu suy yếu. Nhận xét về sự lao dốc của giá dầu những phiên vừa qua, Phil Flynn thuộc Price Futures Group cho biết, thị trường đang phản ứng thái quá với thông báo của OPEC+.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến ngày 2/6, OPEC+ đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng 3,66 triệu thùng/ngày thêm 1 năm cho đến cuối năm 2025. Tuy nhiên, tổ chức này lại cho biết việc cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày của 8 thành viên sẽ được dỡ bỏ dần dần, bắt đầu từ tháng 10. Điều này làm tăng thêm nỗi lo về tình trạng dư cung trong một môi trường mà các nhà giao dịch lo sợ rằng lãi suất cao cản trở hoạt động kinh tế toàn cầu, theo Kinh tế Chứng khoán Việt Nam.

Cùng với đó, tín hiệu mờ nhạt từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và các nước châu Âu cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu ở những nước này có thể không tốt như mong đợi trong nửa cuối năm. Trong khi đó, nguồn cung từ các nhà sản xuất ngoài OPEC như Mỹ đang tăng.

Cùng chuyên mục