Thứ bảy, 28/09/2024, 19:30 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 29/9: Thế giới lấy lại đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/9 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.

giaxang29

Giá xăng dầu hôm nay trong nước

Giá xăng dầu hôm nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 29/9 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 26/9 của liên bộ Tài chính – Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 679 đồng/lít, lên mức 19.620 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 756 đồng/lít lên mức 20.518 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S tăng 463 đồng/lít, lên mức 17.506 đồng/lít; dầu hỏa tăng 322 đồng/lít, lên mức 17.873 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S tăng 531 đồng/kg, lên mức 15.357 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel , dầu hỏa, dầu madút.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 38 phiên điều chỉnh, trong đó có 19 phiên giảm, 16 phiên tăng và 4 phiên trái chiều.

Theo đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu trong nước sẽ biến động theo tình hình xăng dầu thế giới. Theo diễn biến thị trường hiện nay, dự báo trong kỳ điều hành giá kỳ tới, giá xăng dầu có thể sẽ giảm mạnh. Trong đó, xăng có thể giảm khoảng 600 - 700 đồng/lít; dầu giảm khoảng 300 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay thế giới

Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới, ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 29/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 68,64 USD/thùng, tăng 0,75% (tương đương tăng 0,51 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 72,45 USD/thùng, tăng 0,53% (tương đương tăng 0,38 USD/thùng).

Giá xăng dầu hôm nay đã lấy lại đà tăng sau phiên giảm mạnh hơn 2% trước đó. Theo các nhà phân tích, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) dự định tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày mỗi tháng bắt đầu từ tháng 12, sau khi đã trì hoãn trong hai tháng. Trong khi đó, Libya sắp mở lại các mỏ dầu sau khi giải quyết được bế tắc chính trị, có thể gây áp lực giảm giá dầu.

Mối lo ngại về nhu cầu cũng vẫn tồn tại ở Trung Quốc, bất chấp các biện pháp tiền tệ gần đây nhằm thúc đẩy hoạt động và nhu cầu năng lượng tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Nhìn chung, giá dầu có khả năng giảm hơn 5% trong tuần.

Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ tăng nhẹ vào tháng 8, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục đà tăng trưởng trong quý 3 khi áp lực lạm phát ổn định. Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết, dữ liệu lạm phát của Mỹ mở ra cánh cửa cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, theo Kinh tế Chứng khoán Việt Nam.

Cùng chuyên mục