Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 21/10/2024, 19:30 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 22/10: Hồi phục nhẹ do lo ngại gián đoạn nguồn cung

Giá xăng dầu hôm nay 22/10 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tiếp thị & Gia đình cập nhật liên tục.

giaxang22

Giá xăng dầu hôm nay trong nước

Giá xăng dầu hôm nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 22/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 17/10 của liên bộ Tài chính – Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 116 đồng/lít, xuống còn 19.730 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 99 đồng/lít, xuống còn 20.962 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S giảm 179 đồng/lít, xuống còn 18.321 đồng/lít; dầu hỏa giảm 163 đồng/lít, xuống còn 18.627 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S tăng 179 đồng/kg, ở mức 16.090 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.

Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 41 phiên điều chỉnh, trong đó có 20 phiên giảm, 17 phiên tăng và 5 phiên trái chiều.

Theo đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu trong nước sẽ biến động theo tình hình xăng dầu thế giới. Theo diễn biến thị trường hiện nay, dự báo trong kỳ điều hành giá kỳ tới, giá xăng dầu có thể sẽ tiếp tục giảm. Trong đó, dự báo xăng giảm khoảng 100 đồng/lít; dầu giảm 300 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay thế giới

Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới, ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 22/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 70,3 USD/thùng, tăng 1,94% (tương đương tăng 1,34 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 74,13 USD/thùng, tăng 1,49% (tương đương tăng 1,09 USD/thùng).

Giá dầu hôm nay tăng gần 2%, phục hồi một phần mức giảm hơn 7% của tuần trước, trong bối cảnh giao tranh không ngừng ở Trung Đông và dự kiến ​​Israel sẽ trả đũa Iran khiến thị trường lo ngại về nguồn cung từ khu vực này. Tuần trước, giá dầu Brent giảm hơn 7%, trong khi giá dầu WTI giảm khoảng 8%. Đây là mức giảm hàng tuần lớn nhất của các hợp đồng kể từ ngày 2/9, do tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc và phí bảo hiểm rủi ro giảm ở Trung Đông.

Dennis Kissler, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial cho hay, giá dầu thô tương lai tăng mạnh vào sáng nay khi giao tranh leo thang ở Trung Đông. Ông cho rằng, việc bán tháo dầu thô trong 2 tuần qua chủ yếu là do thanh lý dài hạn khi thị trường dầu thô tiếp tục tìm kiếm sự cân bằng giữa nhu cầu chậm lại và tình hình bất ổn liên tục ở Trung Đông.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis Neel Kashkari nhấn mạnh lại rằng kỳ vọng lãi suất sẽ được cắt giảm "khiêm tốn" trong các quý tới, mặc dù thị trường lao động suy yếu mạnh. Lãi suất thấp hơn sẽ cắt giảm chi phí vay, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng nhu cầu về dầu.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 với lý do nhu cầu yếu từ Trung Quốc. Theo OPEC, nhu cầu sẽ tăng 1,93 triệu thùng/ngày, giảm 0,1 triệu thùng so với mức dự báo hồi tháng trước. Tương tự, IEA dự báo nhu cầu sẽ tăng 860.000 thùng/ngày, giảm 40.000 thùng/ngày so với dự báo trước, theo Kinh tế Chứng khoán Việt Nam.

Cùng chuyên mục