Thứ năm, 11/04/2024, 09:25 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 11/4: Điều chỉnh tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 11/4 tại thị trường trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vào chiều nay sẽ được áp dụng theo mức giá mới.

Giá xăng dầu hôm nay 11/4 trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 11/4 tại thị trường trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vào chiều nay sẽ được áp dụng theo mức giá mới, theo QĐND.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu cho hay, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều nay (11/4) có thể tăng theo giá thế giới tính theo trung bình tuần qua. Nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể tăng từ 90 - 150 đồng/lít; giá dầu diesel có khả năng tăng 670 đồng/lít. Trong trường hợp liên bộ Công Thương - Tài chính chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể giữ nguyên.

gia-xang-dau-hom-nay

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây nhất (ngày 4/4), giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều hành theo hướng giảm giá xăng RON 95 nhưng tăng giá xăng E5 RON 92 và các mặt hàng dầu.

Cụ thể, xăng E5 RON 92 không quá 23.916 đồng/lít.

Xăng RON 95-III không quá 24.801 đồng/lít.

Dầu diesel không quá 20.988 đồng/lít.

Dầu hỏa không quá 21.015 đồng/lít.

Dầu mazut không quá 17.296 đồng/kg.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã thực hiện 14 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó có 9 kỳ tăng đồng loạt, 4 kỳ giảm giá, 1 kỳ giảm giá xăng tăng giá dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 11/4 thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 11/4 tại thị trường thế giới tiếp đà đi lên từ phiên giao dịch trước, quay trở lại mốc 90 USD/thùng.

Dữ liệu ghi nhận trên Oilprice lúc 8h12 ngày 11/4 (theo giờ Việt Nam) cho hay, giá dầu Brent được giao dịch ở mức 90,54 USD/thùng, tăng 0,06 USD, tương đương 0,07% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 86,26 USD/thùng, tăng 0,05 USD, tương đương 0,06% so với phiên liền trước.

Từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 20%, do căng thẳng leo thang ở Trung Đông và các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái của Ukraine vào hạ tầng dầu khí của Nga. Ngoài ra, việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, tức liên minh OPEC+, duy trì việc cắt giảm sản lượng dầu cũng khiến nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt lại.

Giới phân tích nhận định, giá dầu đi lên do những căng thẳng ở dải Gaza làm gia tăng bất ổn về nguồn cung từ Trung Đông. Theo Reuters, khoảng 1/5 tổng lượng tiêu thụ dầu của thế giới đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày, tuy nhiên, Iran có thể sẽ đóng cửa eo biển này nếu thấy cần thiết.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu nhiều sản phẩm, bao gồm cả nhiên liệu máy bay, sang Israel cho đến khi có lệnh ngừng bắn.

Còn Pemex, công ty dầu khí nhà nước Mexico, thông báo trong tháng 5 sẽ giảm xuất khẩu dầu thô xuống 330.000 thùng/ngày để có thể cung ứng cho các nhà máy lọc dầu trong nước. Công ty này đã cắt giảm lượng dầu xuất khẩu trong tháng 4 xuống 436.000 thùng/ngày.

Cùng chuyên mục