Thứ sáu, 10/11/2023, 09:07 (GMT+7)

Giá gạo xuất khẩu tăng, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu trên thế giới

Giá xuất khẩu gạo Việt Nam đang cao nhất trong các quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới. Chất lượng gạo Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu trên thế giới.

Xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm bằng cả năm 2022, tăng trưởng giá trị

Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo trong tháng 10/2023 đạt 700.000 tấn, tương đương 433 triệu USD, tăng 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4 tỉ USD, tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. 

Trong những ngày đầu tháng 11/2023, giá gạo Việt Nam vẫn đang ở mức cao nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Cụ thể, gạo tấm 5% của Việt Nam có giá 653 USD/tấn, Thái Lan giá 560 USD/tấn và Pakistan giá 563 USD/tấn. Gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, Thái Lan giá 520 USD/tấn và Pakistan giá 488 USD/tấn.

Gạo Việt Nam
Không ngừng chú trọng về chất lượng, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định giá trị.

Tại Hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam" tổ chức tại Cần Thơ cuối tuần vừa qua, bà Trần Thanh Bình - Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) - cho biết xuất khẩu gạo Việt Nam trong 10 tháng năm 2023 đã tương đương cả năm 2022, trong khi giá trị tăng gần 35%. Điều đó cho thấy giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng. Giá gạo cao và khách hàng vẫn tìm mua chứng tỏ chất lượng gạo Việt Nam đã được khẳng định.

Bên cạnh việc nhận định thị trường xung quanh việc giá gạo tăng và dự báo năm 2024, các chuyên gia cũng lưu ý đến xu hướng sản xuất xanh, chú trọng đến các tiêu chuẩn phát triển nông nghiệp bền vững để tạo nên sản phẩm gạo sạch.

Gạo lúa tôm, gạo hữu cơ – Sản phẩm từ canh tác xanh, sản xuất sạch

EU, Nhật Bản là những quốc gia có tiêu chuẩn đánh giá gạo sạch khắt khe nhất thế giới. Tại Việt Nam, gạo từ mô hình canh tác lúa tôm (cận hữu cơ) hoặc canh tác hữu cơ là những sản phẩm có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn này.

Khoảng giữa tháng 9 dương lịch là thời điểm mà người dân ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang bắt đầu xuống giống cho vụ lúa tôm duy nhất trong năm. Kiên Giang cũng là một trong những vùng trồng lúa tôm lớn nhất cả nước. Theo nông dân ở đây, mô hình trồng lúa trên chính nền đất nuôi tôm không mới. Thế nhưng từ ngày trồng giống lúa ST chất lượng cao và canh tác theo hướng hữu cơ, chi phí sản xuất giảm 50%, trong khi thu nhập từ lúa có thể tăng 40-50% so với trước đây. Quá trình canh tác của nông dân cũng có sự đồng hành của các kỹ sư nông nghiệp từ Gạo A An.

Gạo A An
Trên những cánh đồng lúa tôm hoàn toàn không phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ đất nuôi tôm, cho tôm sạch và lúa an toàn.

Cây lúa trồng trên vuông tôm sẽ tận dụng chất thải của tôm làm phân bón. Ngược lại, sau khi thu hoạch lúa, gốc rạ để lại trên vuông tôm sẽ giúp nguồn dinh dưỡng và hệ vi sinh vật phát triển, tạo thức ăn cho tôm và tăng độ phì nhiêu cho đất.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang liên kết cùng nông dân để phát triển các vùng nguyên liệu lúa tôm hoặc các vùng nguyên liệu chuyên canh tác hữu cơ để tạo nên sản phẩm gạo sạch, an toàn, như Gạo A An. Năm 2022, A An cũng là thương hiệu gạo Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thành công gạo ST25 vào thị trường Nhật Bản.

Cùng chuyên mục