Thứ tư, 03/04/2024, 11:00 (GMT+7)

Điểm danh 6 loại nồi chảo khiến các bà nội trợ phải thất vọng sau khi dùng

Với nhiều bà nội trợ, nấu ăn không những ngon, dụng cụ nấu, các loại nồi còn phải đẹp mắt, giúp họ cảm thấy yêu công việc bếp núc hơn.

Không ít bà nội trợ gặp phải tình trạng "dở khóc dở cười" sau khi mua và sử dụng những chiếc nồi đẹp mắt và được quảng cáo rầm rộ. Tại sao vậy?

1. Nồi thủy tinh

Bát, đĩa, cốc thủy tinh là dụng cụ ăn uống được nhiều người ưa thích mới độ trong suốt đẹp mắt. Một số nhà sản xuất đã ứng dụng điều này vào nồi thủy tinh. Khi nấu ăn mầ nhìn thấy các nguyên liệu trong nồi sẽ mang lại cảm giác mới mẻ, không cần mở vung nồi như các chất liệu inox thông thường mà đã có thể nhìn thấy thức ăn chín thế nào.

noi
Nồi thủy tinh vỡ tan tành khi gặp nhiệt độ cao

Tuy nhiên, không phải chiếc nồi thủy tinh nào trên thị trường cũng được kiểm định chuyên nghiệp về khả năng chịu nhiệt, chịu lực. Nhiều trường hợp nồi thủy tinh bị vỡ khi cất trữ hoặc vỡ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao lúc nấu ăn hoặc điều kiện đóng băng. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này trong quá trình nấu ăn có thể khiến áp suất bên trong nồi thủy tinh thay đổi, dẫn đến nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm lớn cho người sử dụng. Do đó, hãy suy nghĩ cẩn trọng trước khi quyết định sắm một chiếc nồi thủy tinh.

2. Nồi đá giá rẻ

Nồi, chảo chống dính là dụng cụ nấu ăn mà hầu như nhà nào cũng có. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nồi chảo chống dính bằng đá như chống dính đá cuội, chống dính đá granite với giá rất rẻ, chỉ dưới 200.000 đồng, thu hút nhiều người mua.

Tuy nhiên, thực tế những cái gọi là "đá" này thực ra chỉ là một cái tên khác và một mánh lới quảng cáo. Nhiều người tiêu dùng khi mua những chiếc nồi này lầm tưởng đó là những chiếc nồi đá không tráng men, tự nhiên và tốt cho sức khỏe. Nhưng sau khi sử dụng thì lại nhận thấy nồi không bền như mong đợi. Lớp sơn phủ bề mặt thường không đồng đều, thậm chí bị bong tróc. Thực chất chúng là nồi, chảo kim loại phủ sơn giống như đá chứ không phải là đá,

3. Nồi, chảo chống dính tổ ong bằng thép không gỉ

Những chiếc nồi, chảo chống dính tổ ong bằng thép không gỉ là một dụng cụ chảo chống dính mà bạn không nên dùng. Sau vài tháng sử dụng, nhiều nguồi nhận ra món xào, món rán ngày càng dính, bị cháy nồi… Dần dần lớp sơn phủ bề mặt của nồi bong ra, có thể cả gia đình đã vô tình ăn phải lớp sơn bong tróc này, chắc chắn sẽ tiềm ẩn nguy hiểm lớn.

noi
Lớp chống dính bong sau thời gian sử dụng

Theo một số nghiên cứu, dụng cụ nấu ăn chống dính lại thường chứa Teflon - một loại hóa chất cực kỳ nguy hiểm với nguy cơ gây bệnh cúm, ung thư. Đồ nấu nướng bằng Teflon được phủ lớp phủ PTFE (polytetrafluoroethylene) – loại polymer nhựa thải ra các loại độc tố khi làm nóng trên 300ºC. Khói độc này có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm gọi là cúm Teflon. Một hợp chất hóa học khác được tìm thấy trong đồ nấu nướng Teflon là PFOA (axit perfluorooctanoic), có liên quan một số loại ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng…

4. Nồi phủ gốm

Đồ gốm tráng men trông đẹp mắt và có vẻ như là một lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, lớp phủ gốm thường có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Lớp phủ gốm mềm không bền và bắt đầu sứt mẻ sau vài tháng sử dụng. Khi này, chì và cadmium đôi khi được tìm thấy trong lớp phủ sẽ lẫn vào thực phẩm của bạn và sau đó đi vào cơ thể bạn. Nhiễm độc chì là một trong những loại ngộ độc kim loại nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến đau bụng, nhức đầu, vô sinh và các biến chứng sức khỏe khác. Hãy cẩn trọng khu mua những sản phẩm này.

5. Nồi nấu điện

Nồi điện được mệnh danh là "tuyệt tác của người lười biếng" đến mức người ta khen ngợi chúng gần như không thể diễn tả bằng lời. Chất lượng của chiếc nồi điện này là điều đáng lo ngại. Sau khi tháo nồi điện ra, bạn có thể thấy dây điện bên trong bị lộ ra ngoài. Thậm chí có nơi còn rỉ sét, nếu nước vào thì hậu quả thật kinh khủng. Vì vậy, nếu muốn sử dụng nồi điện, hãy tham khảo các hãng nổi tiếng và uy tín, có bảo hành rõ ràng cho sản phẩm. 

5. Nồi có hình dáng đặc biệt

noi
Nồi đẹp nhưng nhiều góc nên khó khăn khi vệ sinh

Thiết kế nồi độc đáo và bắt mắt thu hút sự quan tâm lớn của những bà nội trợ trẻ tuổi. Tuy nhiên, khi mang những chiếc nồi bí ngô, nồi bát giác… về nhà, họ mới thấy chúng không có tác dụng thực tế như mong đợi. Những chiếc nồi này thường gặp những vấn đề như bất tiện khi sử dụng như dung tích không hợp lý, khó vệ sinh, không rõ chất liệu sản xuất… Và chỉ sau 1-2 lần dùng, những chiếc nồi xinh đẹp này dễ bị bỏ xó và lãng quên.

Cùng chuyên mục