Thứ sáu, 14/02/2025, 11:30 (GMT+7)

Có nên làm sạch nệm bằng hơi nước không? Đây là lý do chuyên gia vệ sinh khuyên dùng phương pháp khác

Làm sạch nệm bằng hơi nước có vẻ là một giải pháp hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, nhưng liệu đây có phải là phương pháp tốt nhất? Theo các chuyên gia vệ sinh, việc sử dụng hơi nước có thể gây tác dụng ngược, làm ẩm nệm và tạo môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Vậy đâu mới là cách làm sạch nệm an toàn và hiệu quả hơn? 

Việc làm sạch nệm có thể khiến nhiều người cảm thấy khó khăn, bởi đây không phải là công việc có thể làm qua loa. Xét cho cùng, nệm là món đồ nội thất bạn dành nhiều thời gian sử dụng nhất trong suốt cuộc đời. Giữ cho nệm sạch sẽ và thoải mái là điều quan trọng để có giấc ngủ ngon và khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.

GettyImages-1397696378-bafb5e4c59a84270a954262221c98349

Nhiều người chọn làm sạch nệm bằng hơi nước như một cách phổ biến để làm mới bề mặt nệm. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ thông thường, phương pháp này có thể không phải là lựa chọn tối ưu.

The Spruce đã tham khảo ý kiến của một chuyên gia vệ sinh để tìm hiểu lý do tại sao bạn nên cân nhắc trước khi dùng hơi nước để làm sạch nệm, cũng như phương pháp thay thế hiệu quả hơn.

Nguy cơ từ độ ẩm và nhiệt độ

Về cơ bản, nệm không được thiết kế để chịu đựng một lượng lớn độ ẩm.

Theo Robin Murphy, người sáng lập dịch vụ vệ sinh Maid Brigade và ChirpChirp, hơi nước có thể thấm sâu vào các lớp bên trong nệm. Nếu nệm không được làm khô hoàn toàn, điều này có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.

Ngoài ra, do kết cấu dày và đặc, nệm thường mất nhiều thời gian để khô hoàn toàn, khiến nguy cơ tích tụ độ ẩm càng cao.

Murphy giải thích: “Độ ẩm kéo dài có thể ảnh hưởng đến cả cấu trúc và vệ sinh của nệm.”

1 (1)

Hơi nước cũng có thể thấm vào các bộ phận bên trong, chẳng hạn như lò xo kim loại trong các loại nệm hybrid hoặc truyền thống, làm tăng nguy cơ rỉ sét.

Bà cũng lưu ý: “Độ ẩm bị giữ lại trong lớp đệm có thể gây ra các vấn đề lâu dài như mùi hôi hoặc nấm mốc”.

Với các loại nệm thông minh - hoặc những mẫu có hệ thống sưởi và làm mát tích hợp—việc vệ sinh bằng hơi nước còn tiềm ẩn nguy cơ lớn hơn.

“Làm sạch bằng hơi nước có thể làm hỏng cảm biến bên trong, dây dẫn hoặc các linh kiện điện tử. Độ ẩm cũng có thể gây ra nguy cơ chập điện”, Murphy cho biết.

Ngoài độ ẩm, nhiệt độ cao cũng là một yếu tố có thể rút ngắn tuổi thọ và ảnh hưởng đến chất lượng nệm đặc biệt là những loại làm từ memory foam hoặc latex.

“Hơi nước có thể làm suy yếu cấu trúc của foam, giảm độ đàn hồi và khiến latex bị xuống cấp theo thời gian, Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng có thể làm hỏng keo dán trong một số loại nệm”, Murphy giải thích.

Các phương pháp sử dụng thay thế

2 (1)

Để tránh những tác hại của việc làm sạch bằng hơi nước, bạn có thể áp dụng những phương pháp nhẹ nhàng hơn.

“Việc hút bụi giúp loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn và các tác nhân gây dị ứng trên bề mặt nệm”, Murphy gợi ý.

Ngoài ra, làm sạch cục bộ là một cách hiệu quả để xử lý vết bẩn mà không làm nệm bị ẩm quá mức. Baking soda cũng là một lựa chọn tốt, vì đây là chất tẩy rửa tự nhiên, dịu nhẹ, có khả năng khử mùi và hút ẩm hiệu quả, Murphy bổ sung.

“Những phương pháp này vừa an toàn cho chất liệu nệm, vừa giúp hạn chế nguy cơ tích tụ độ ẩm, đảm bảo độ bền và vệ sinh cho nệm của bạn”, bà nhấn mạnh.

Những lưu ý nếu bạn vẫn quyết định vệ sinh bằng hơi nước

3 (1)

Nếu bạn vẫn cho rằng làm sạch bằng hơi nước là lựa chọn phù hợp, có một số biện pháp cần thực hiện để giảm thiểu tác hại. Murphy khuyến nghị nên hút bụi trước để loại bỏ bụi bẩn, tế bào da chết và các mảnh vụn khác.

“Nếu không loại bỏ trước, những tạp chất này có thể hòa lẫn với hơi ẩm trong quá trình làm sạch, gây ra các vấn đề như mùi hôi hoặc sự phát triển của vi khuẩn”, bà lưu ý.

Ngoài ra, Murphy cũng khuyên bạn nên thử nghiệm trên một khu vực nhỏ của nệm trước khi làm sạch toàn bộ, để đảm bảo nệm không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hơi nước.

“Chờ cho nệm khô hoàn toàn để đảm bảo không có vấn đề gì như phai màu hay hư hỏng vật liệu”, Murphy nói.

Tiếp theo, hãy sử dụng mức hơi nước thấp nhất để giảm thiểu nguy cơ làm nệm bị ẩm quá mức. Đồng thời, đảm bảo rằng bạn luôn di chuyển máy làm sạch hơi nước.

“Tránh để máy ở một vị trí quá lâu, vì điều này có thể làm hỏng vật liệu hoặc giữ lại độ ẩm”, Murphy lưu ý.

Cuối cùng, hãy làm khô nệm hoàn toàn trong ít nhất một hoặc hai ngày trước khi đặt vỏ chăn ga lên, để tránh nguy cơ nấm mốc hoặc mùi hôi.

“Thông gió đúng cách, quạt hoặc máy hút ẩm có thể giúp quá trình làm khô diễn ra nhanh chóng”, bà khuyên.

Cùng chuyên mục