Thị trường bia trầm lắng, sức mua giảm 7% trong dịp Tết Giáp Thìn
Từ tháng 11, các hãng bia đã tung ra nhiều chương trình, quà tặng hấp dẫn kích cầu nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng này, tuy nhiên sức mua ghi nhận tại các điểm bán khá trầm lắng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dạo quanh các điểm bán lẻ, người tiêu dùng dễ nhận thấy nhiều ki-ốt của các hãng bia với chương trình hoạt náo, trò chơi trúng thưởng... để thu hút khách hàng. Theo đó, một số hãng bia đã đưa ra khuyến mãi, có những thương hiệu mua hai thùng giá 430.000 đồng/thùng được tặng phần quà gồm ba lon bia cùng loại, trị giá 80.000-85.000 đồng.
Đánh giá từ đại diện một siêu thị trên địa bàn Hà Nội cho biết, các chương trình kích cầu tiêu dùng đối với mặt hàng này tốt hơn mọi năm.
Đơn cử như nhãn bia Heineken, mọi năm khi tung ra khuyến mãi, quà tặng cho chương trình Tết và hết sớm. Năm nay nhãn hàng phân bổ thêm số lượng và kéo dài tới 18 ngày. Bia Sài Gòn chạy nhiều khuyến mãi áp dụng cùng lúc như khách hàng mua một thùng tặng bốn lon hay mua hai thùng được quay trúng thưởng 100% và được nhận thêm quà tặng nếu mua hàng vào khung giờ vàng giá sốc, từ 19h-21h hàng ngày. Ngoài các chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn, hãng bia Carlsberg còn kết hợp với hoạt náo ban nhạc, nhảy múa tại gian hàng để thu hút người mua.
Tuy nhiên, sức mua đối với mặt hàng bia Tết nhìn chung tại các điểm bán lẻ khá trầm lắng, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải thực trạng nói trên, Báo Pháp luật dẫn lời ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp ngành bia dự báo Tết năm nay tiêu thụ giảm hơn so với năm ngoái.
Bên cạnh đó, chính sách của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định cùng các quy định tại Luật phòng chống tác hại bia rượu... cũng ít nhiều tác động đến tâm lý của người tiêu dùng, tạo rào cản đối với sự phát triển của ngành.
Đồng ý kiến, lãnh đạo các doanh nghiệp nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến sản lượng tiêu thụ bia giảm mạnh như tình hình kinh doanh khó khăn, ảnh hưởng của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, sự bùng nổ của các thương hiệu bia nhập khẩu ở phân khúc cao cấp cũng ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp trong nước vốn mạnh ở phân khúc trung bình.
Báo cáo từ Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam cho biết, từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm ngành bia tăng trưởng 5-6%/năm. Nếu tính theo tốc độ tăng đó, đến 2022 ngành bia phải tăng 20% so với năm 2019 nhưng thực tế, năm 2021 ngành bia giảm 10-15%, năm 2022 giảm khoảng 5-7% so với năm 2019. Năm 2023 các chuyên gia dự báo tốc độ giảm của thị trường có thể lên tới 20%.
- 5 mặt hàng Tết không nên mua sớm - Vừa khó để lâu, giá cả lại cao
- Hà Nội lên phương án dự trữ hàng Tết 2024
- Sức mua hàng Tết gặp nhiều thách thức buộc nhà kinh doanh phải linh hoạt hơn
- Mách bạn cách làm ấm phòng không cần đến máy sưởi
- Có ăn được cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo không?
- 5 kiểu áo khoác sang trọng và tôn dáng nên diện dịp Tết
- Có phải ai cũng ăn được bánh chưng?
- Top những mẫu xe đẹp đáng mua đón xuân Giáp Thìn 2024
- Gợi ý 5 món quà dành cho người thích đi du lịch trong dịp Tết