Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 20/11/2023, 14:00 (GMT+7)

Nguyên nhân bé thở mạnh bụng phập phồng và nên làm gì

Bé thở mạnh bụng phập phồng nguyên nhân do đâu? Cha mẹ luôn là người lo lắng nhất khi con yêu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Trong đó, biểu hiệu bé thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ cũng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân bé thở mạnh bụng phập phồng là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nhịp thở của trẻ như thế nào là bình thường?

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy bé thở mạnh bụng phập phồng. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do cấu tạo sinh lý của trẻ khác với người lớn. Do hệ hô hấp của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đặc biệt là phổi của trẻ còn non nớt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong trường hợp bình thường, nhịp thở trung bình của trẻ 1 tháng tuổi là 40-50 nhịp thở/phút. Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng, nhịp thở bình thường là 35-40 lần/phút.

Trẻ sơ sinh thường có một chu kỳ thở. Tức là bé sẽ nghỉ khoảng 5 giây giữa các lần thở. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ biến mất khi trẻ lớn lên.

be-tho-manh-bung-phap-phong-1
Tùy vào từng độ tuổi mà chỉ số nhịp thở bình thường của trẻ là khác nhau

Dấu hiệu bé thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ

Như đã nói ở trên, thở mạnh bụng phập phồng là hiện tượng sinh lý phổ biến ở trẻ. Trong lúc ngủ, cha mẹ có thể thường xuyên nhận thấy bé thở ra tiếng, nhịp thở nhanh... do hệ hô hấp của trẻ đang trong quá trình tập vận hành. Một trong những cách để kiểm tra tình trạng thở mạnh ở trẻ là đếm nhịp thở của trẻ khi trẻ đang ngủ. Lúc này, hãy:

  • Ôm bé vào lòng, kéo áo bé lên ngang ngực, đếm nhịp thở lên xuống của ngực và bụng bé.

  • Các bà mẹ nên làm điều này khi trẻ đang ngủ hoặc nằm, không bú hoặc khóc.

  • Đếm liên tục nhịp thở của bé trong khoảng 1 phút. Để chính xác hơn, mẹ có thể đếm lại 2-3 lần.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ được cho là thở nhanh nếu nhịp thở nằm trong những giới hạn sau:

  • Trẻ dưới 2 tháng: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút.

  • Trẻ trên 2 tháng - dưới 12 tháng: Nhịp thở từ 50 lần/phút.

  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: Nhịp thở khoảng 40 lần/phút.

be-tho-manh-bung-phap-phong-2
Dấu hiệu bé thở mạnh bụng phập phồng

Nếu trẻ sơ sinh thở mạnh nhưng vẫn chơi, sinh hoạt và bú bình thường, bụng phập phồng nhưng nhịp thở không nhanh, không rút lõm lồng ngực thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt khi trẻ thở mạnh và có kèm theo các triệu chứng sau:

  • Bé thở nặng nề, khò khè: Khi ngủ, bé thở trở nên khó khăn, nặng nề, nghe như tiếng ngáy chứng tỏ bé đang bị co thắt ống dẫn khí, nắp thanh quản bị phù nề;

  • Ngực phập phồng khi bé thở mạnh: Thông thường khi bé hít không khí vào phổi, khoang ngực của chúng ta sẽ căng ra. Nếu ngực của bé lõm xuống và phập phồng rất có thể bé đang bị khó thở.

Ngoài các triệu chứng trên, nếu bé có các triệu chứng khác như ho, sốt, chán ăn, bứt rứt, thở nặng nhọc thì đây có thể là dấu hiệu viêm phổi rất nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân bé thở mạnh bụng phập phồng

Tình trạng bé thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể giải thích về mặt sinh lý là do cấu tạo mũi và đường thở của bé sơ sinh còn rất nhỏ và chưa hoàn thiện nên cơ thể bé chưa quen với việc điều hòa nhịp thở.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến bé thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ:

Do hệ hô hấp chưa hoàn thiện

Các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh, trong đó có hệ hô hấp đang trong giai đoạn thích nghi và phát triển hoàn thiện. Vì vậy, việc cơ thể trẻ không điều hòa được nhịp thở là điều dễ hiểu. Do đó, nếu không có các biểu hiện bệnh lý đặc biệt thì không cần lo lắng nếu xuất hiện tình trạng thở mạnh, thở nhanh, ngực bụng phập phồng. Điều này sẽ dần được cải thiện khi bé lớn hơn, thở đều hơn.

be-tho-manh-bung-phap-phong-3
Hệ hô hấp chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân bé thở mạnh bụng phập phồng

Bé nhạy cảm với môi trường xung quanh

Bé có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài của cơ thể mẹ. Đặc biệt nếu gặp các tác nhân từ môi trường bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột, khói bụi, lông động vật… rất dễ khiến đường hô hấp của bé bị kích ứng dẫn đến khó thở, thở khò khè. Vì vậy, lời khuyên được đưa ra là nếu có trẻ nhỏ ở nhà, cha mẹ không nên cho trẻ ở chung không gian với thú cưng, làm sạch không khí và giữ ấm khi thời tiết thay đổi.

Bé mắc bệnh lý về hô hấp

Đây là lý do cha mẹ lo lắng nhất khi thấy bé thở mạnh bụng phập phồng. Nếu là bệnh lý, ngoài biểu hiện này, trẻ còn có biểu hiện khó chịu rõ rệt như bỏ bú, bú kém, quấy khóc… Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện nghiêm trọng như tức ngực, khó thở, tím tái... rất nguy hiểm.

be-tho-manh-bung-phap-phong-4
Bé mắc các bệnh lý về đường hô hấp cũng là nguyên nhân khiến bé thở mạnh bụng phập phồng

Nên làm gì khi bé thở mạnh bụng phập phồng

Dưới đây là một số điều cha mẹ cần làm khi bé thở mạnh bụng phập phồng, cụ thể:

Quan sát nhịp thở của bé

Theo dõi hơi thở là điều đầu tiên mẹ cần làm. Bởi dựa vào đây mẹ có thể nắm được tình trạng sức khỏe của bé. Trong trường hợp bình thường, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc xịt thông mũi để giúp bé dễ thở hơn. Hoặc mẹ có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để làm mát cho bé, nhất là khi bé bị nóng.

Tuy nhiên, tốt nhất là các bà mẹ không nên cho con uống bất kỳ loại thuốc mặc định nào. Thay vào đó, khi bé không khóc, mẹ hãy ôm bé vào lòng và đếm nhịp thở của bé. Điều này sẽ giúp người mẹ xác định những trường hợp đặc biệt. Đồng thời đảm bảo an toàn 100% cho bé.

Cụ thể, mẹ nhẹ nhàng vén áo bé ra khỏi ngực và theo dõi vùng bụng, ngực. Mỗi lần bé thở, mẹ nhớ đếm trong vòng 1 phút đếm từng nhịp, xem có bao nhiêu nhịp. Đặc biệt để đảm bảo độ chính xác, mẹ cần đếm đi đếm lại nhiều lần. Nếu nhịp thở của bé vượt quá mức quy định, bạn cần đưa đến bác sĩ. Ví dụ, trẻ 2 tháng tuổi thở hơn 60 lần/phút, trẻ 2 đến 11 tháng thở 50 lần/phút và trẻ 12 đến 60 tháng thở 40 lần/phút.

be-tho-manh-bung-phap-phong-5
Mẹ quan sát nhịp thở của bé

Thay đổi tư thế nằm cho bé

Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé để bé dễ thở hơn. Sau khi giúp bé thay đổi tư thế, cha mẹ hãy quan sát nhịp thở của trẻ và lắng nghe xem trẻ còn thở mạnh nữa hay không. Nếu trẻ vẫn thở mạnh và khò khè thì có nghĩa là đường thở của trẻ có vấn đề gì đó.

be-tho-manh-bung-phap-phong-8
Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé để bé dễ thở hơn

Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé

Làm sạch mũi họng, loại bỏ các bụi bẩn trong mũi họng là một cách để thở dễ dàng hơn. Giữ vệ sinh khoang mũi sạch sẽ chính là cách phòng và tránh các bệnh đường hô hấp phổ biến. Cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/tuần.

be-tho-manh-bung-phap-phong-6
Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé

Khi nào cần đứa bé đi khám nếu bé thở mạnh bụng phập phồng

Ngoài việc theo dõi và đếm nhịp thở của bé, thì khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Cha mẹ cần quan sát chi tiết các biểu hiện bên ngoài của bé. Ví dụ như lỗ mũi của bé có bị phồng lên không? Bé có rít nhẹ khi bạn lắng nghe nhịp thở của bé không?

Đặc biệt nếu cơ ngực của bé co rút quá mức, da xanh, môi thâm đen,… thì mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay. Bởi vì những biểu hiện này chính là khi máu trong cơ thể bé không thể nhận đủ oxy từ phổi. Hoặc cơ thể bé mắc một số bệnh lý rất nghiêm trọng.

be-tho-manh-bung-phap-phong-7
Mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về tình trạng bé thở mạnh bụng phập phồng: Nguyên nhân và cách khắc phục mà bậc làm cha mẹ cần biết. Các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc, quan sát con hàng ngày để sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe của trẻ và có hướng điều trị tốt nhất. 

Cùng chuyên mục