Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 15/10/2023, 12:16 (GMT+7)

Giải đáp: Bầu ăn rau đắng được không? Một số loại rau bà bầu không nên ăn

Bầu ăn rau đắng được không? Đây có thể là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ vấn đề này để giúp các mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. 

Rau đắng là rau gì?

Ở từng vùng miền, rau đắng lại có tên gọi khác nhau như cây xương cá được trồng nhiều ở Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Đây là cây thân thảo, thuộc họ rau răm, dài khoảng 10cm, mọc lan sát đất. Loại rau này có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin C, tanin, alkaloid, saponin, oxalic, axit silicic, galic,... Vì vậy, rau đắng còn là một vị thuốc trong Đông y. 

bau-an-rau-dang-duoc-khong-1
Rau đắng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Rau đắng có 2 loại là rau đắng biển và rau đắng đất. Rau đắng biển mọc ở đầm lầy hoặc những nơi ẩm ướt, còn rau đắng đất mọc ở trên mặt đất, mọc tỏa tròn sát mặt đất. Cả hai loại này đều được dùng như một vị thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ cho người bị tiểu buốt, sỏi thận, nóng trong người, khó tiêu,... Ngoài ra, loại rau này còn góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ chữa bệnh động kinh, ngăn ngừa bệnh về tim mạch và ung thư. 

Bầu ăn rau đắng được không?

Câu trả lời là không nên nha bạn

Phụ mang thai ăn rau đắng có nguy cơ kích thích sự co bóp của tử cung. Nặng hơn có thể gây sảy thai, xuất huyết nguy hiểm trầm trọng tới sức khỏe. Người mắc chứng táo bón ăn rau đắng sẽ dễ tiêu nhưng người bình thường nếu hấp thụ lượng lớn có thể khiến bản thân rối loạn tiêu hóa.

bau-an-rau-dang-duoc-khong-2
Bà bầu cần hạn chế ăn rau đắng

Một số loại rau bà bầu không nên ăn

Trong quá trình mang thai ngoài rau đắng thì bà bầu cũng cần tránh những loại rau khác có chứa thành phần khiến cơ thể mẹ bầu mắc phải một số vấn đề về sức khỏe thai kỳ, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn những loại rau cần hạn chế ăn trong quá trình mang thai. 

Rau ngót

Đứng đầu tiên trong danh sách những loại rau mà bà bầu cần tránh đó chính là rau ngót. Thật khó tin phải không nào! Rau ngót là loại rau thuộc top sản phẩm nên ăn trong thời gian chị em ở cữ nhưng trong quá trình mang thai thì là điều tối kỵ. Bởi trong rau ngót có chứa hoạt chất papaverin, đây là hoạt chất có thể gây ra hiện tượng co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt là đối với những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, thai lưu, khó sinh, sinh non nếu ăn rau ngót sẽ càng có nguy cơ sảy cao hơn người thường. 

bau-an-rau-dang-duoc-khong-4
Mẹ bầu ăn rau ngót có thể sảy thai

Giá đỗ

Nằm trong danh sách những loại rau mà bà bầu không nên ăn không thể không kể đến giá đỗ. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm sống như giá đỗ, đinh lăng,... Bởi trên giá đỗ sẽ có nhiều vi khuẩn như salmonella, listeria và E.coli. Đây là những vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào các hạt nảy mầm thông qua các vết nứt trên vỏ. Hơn nữa, độ ẩm cao bên trong hạt sẽ giúp vi khuẩn phát triển một cách mãnh liệt. 

Đặc biệt, những loại vi khuẩn này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu như gây ra bệnh Listeriosis dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non và nhiễm trùng thai nhi. Hay vi khuẩn salmonella và E. coli cũng có khả năng gây ra những bệnh nghiêm trọng cho mẹ và bé. 

Nếu mẹ bầu muốn ăn giá đỗ hoặc các loại rau mầm thì hãy nên nấu chín hoàn toàn, tuyệt đối không ăn sống để giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Bởi nếu chỉ sơ chế ở mức bình thường sẽ không cung cấp đủ nhiệt để tiêu diệt những vi khuẩn này.

bau-an-rau-dang-duoc-khong-5
Giá đỗ có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng

Ngải cứu

Rau ngải cứu cũng nằm trong danh sách những loại rau mà bà bầu không nên ăn. Tuy ngải cứu có khả năng giảm đau bụng, đau cơ, có lợi trong việc tuần hoàn máu. Nhưng trong ngải cứu có chứa thujone, đây là chất gây kích thích tử cung co bóp, xuất huyết âm đạo, thậm chí là sảy thai đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi bổ sung ngải cứu vào chế độ ăn của mình, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế sử dụng.

bau-an-rau-dang-duoc-khong-6
Ngải cứu gây kích thích tử cung co bóp

Rau răm

Rau răm là loại rau thơm có vị cay nồng, thơm hắc, thuộc tính ấm. Đây được xem là một loại rau thơm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: trị đầy hơi và chướng bụng, cảm cúm, tiêu chảy do nhiễm lạnh, hay kháng khuẩn,…

Tuy nhiên, rau răm vẫn nằm trong danh sách những loại rau mà bà bầu không nên ăn vì có thể gây ra triệu chứng xuất huyết, tăng nguy cơ sảy thai. Đặc biệt với mẹ bầu gầy gò, máu nóng, có tiền sử sảy thai, thai lưu, sinh non,... thì tuyệt đối không nên ăn rau răm vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu thai kỳ vô cùng nguy hiểm.

bau-an-rau-dang-duoc-khong-7
Rau răm có thể khiến thai phụ xuất huyết

Rau sam

Mặc dù, rau sam chứa giá trị dinh dưỡng nhưng rau sam vẫn nằm trong danh sách những loại thực phẩm mà bà bầu nên tránh. Đặc biệt là đối với bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, rau sam mang tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là đối những người đã từng phá thai, sinh non, khó mang thai cần tránh ăn rau sam. Bởi, ăn rau sam sẽ gây nên hiện tượng co cơ trơn tử cung, làm tăng nguy cơ gây sảy thai và gây nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ. 

bau-an-rau-dang-duoc-khong-8
Rau sam có thể khiến thai phụ sảy thai

Trong bài viết này, chúng tôi đã giải đáp cho các chị em về vấn đề: Bầu ăn rau đắng được không? Hy vọng những kiến thức về Làm cha mẹ này giúp ích được cho bạn. Việc nắm rõ những lợi ích và nguy hiểm của các loại thực phẩm bà bầu là vô cùng quan trọng để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. 

Cùng chuyên mục