Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 15/10/2023, 05:51 (GMT+7)

Giải đáp: Bầu ăn lê được không? Các món ngon từ lê và những điều cần lưu ý trong thai kỳ mẹ cần nhớ

Bầu ăn lê được không? Là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Lê là loại trái cây có vị ngọt mát, mọng nước được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu tỏ ra băn khoăn, bối rối vì không biết bà bầu ăn lê được không. Hãy theo dõi bài viết này để cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm câu trả lời nhé!

Lê có thành phần dinh dưỡng như nào?

Lê là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Theo kết quả nghiên cứu, cứ trong 100g quả lê có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • 86,5g nước.

  • 0,1g chất béo.

  • 0,2g protein.

  • 1g carbohydrate.

  • 1,6g xơ.

  • 14mg canxi cho bà bầu.

  • 13mg phospho.

  • 0,2mg vitamin PP.

  • 0,5mg sắt.

  • Các vitamin nhóm B, C, beta carotene.

  • 1mg axit folic.

ba-bau-an-le-duoc-khong-1
Lê cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng cao

Bà bầu ăn lê được không?

Với câu hỏi “ bầu ăn lê được không?” thì câu trả lời là có, nhưng phải biết ăn đúng cách và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Các mẹ bầu cần lưu ý rằng trước khi ăn lê phải rửa thật sạch và loại bỏ vỏ. Điều này sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh hoặc vi khuẩn có hại trên vỏ, để có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như listeriosis, toxoplasmosis hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều lê mỗi ngày.

ba-bau-an-le-duoc-khong-2
Bầu có ăn được lê không?

Không chỉ vậy, trước khi ăn lê các mẹ phải xác định xem mình có ăn được lê không tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nếu mẹ bầu đang gặp phải bệnh lý đái tháo đường thai kỳ hay khó tiêu cũng nên hạn chế ăn loại quả này.

Lợi ích của lê khi bà bầu ăn

Song song với việc giải đáp thắc mắc bầu ăn lê được không, cùng điểm qua những lợi ích của lê đối với phụ nữ mang thai. Cụ thể:

Cung cấp năng lượng cho bà bầu

Một quả lê chứa khoảng 100 calo, có thể cung cấp nguồn năng lượng vừa phải cho mẹ bầu. Đồng thời, hàm lượng chất béo trong lê khá thấp nên bà bầu chọn ăn lê sẽ không quá lo ngại về vấn đề loại quả này có làm mình tăng cân.

ba-bau-an-le-duoc-khong-3
Lê cung cấp cho mẹ bầu nguồn năng lượng vừa phải

Ngăn ngừa táo bón thai kỳ

Ăn lê giúp bà bầu ngăn ngừa các vấn đề thường gặp khi mang thai, cụ thể là táo bón. Nguyên nhân là do loại quả này chứa hàm lượng chất xơ cao.

Hỗ trợ chống lại nhiễm trùng

Lê là loại trái cây giúp cơ thể phòng ngừa cảm lạnh, cúm và ho. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm gan.

Đồng thời, lê rất giàu vitamin C, hàm lượng vitamin này trong một quả lên tới 10mg. Do đó, vitamin C trong lê giúp chống nhiễm trùng trong cơ thể và tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.

Loại bỏ các độc tố

Lê chứa hàm lượng tanin cao. Do đó, loại quả này còn giúp loại bỏ hiệu quả các độc tố nguy hiểm và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bà bầu. Từ đó giúp giảm thiểu và hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé đang trong bụng mẹ.

ba-bau-an-le-duoc-khong-4
Lê giúp loại bỏ hiệu quả các độc tố nguy hiểm và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bà bầu

Giúp phần chắc khỏe xương

Lê cũng chứa canxi khoáng chất. Do đó, ăn lê khi mang thai còn giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương và răng của thai nhi trong bụng mẹ, hỗ trợ xương chắc khỏe hơn.

Bổ sung axit folic cho mẹ bầu

Lê không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn cung cấp cho cơ thể lượng axit folic tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế được các dị tật ống thần kinh xuất hiện ở thai nhi.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Có một lợi ích khác cho bà bầu khi ăn lê đó là tốt cho sức khỏe tim mạch. Bởi trong lê có chứa kali, kali là khoáng chất cần thiết cho hoạt động tim mạch ở bà bầu và thai nhi. Ngoài ra, ăn lê còn giúp tái tạo tế bào.

Một số lợi ích khác

Ngoài những lợi ích kể trên, ăn lê còn mang lại một số lợi ích khác như:

  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

  • Hạn chế hoặc giảm cảm giác buồn nôn ở bà bầu.

  • Giảm tình trạng phù nề ở mẹ bầu.

ba-bau-an-le-duoc-khong-5
Lê giúp cải thiện tình trạng phù nề ở mẹ bầu

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn lê                                                 

Dưới đây là một số lưu ý cho bà bầu khi ăn lê để tránh những tác dụng phụ không đáng có, cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai thường chỉ nên ăn 1-3 quả lê nhỏ hoặc vừa mỗi ngày trong suốt thời gian thai kỳ, trong khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá 3 quả lê mỗi tuần.

  • Không nên ăn quá nhiều lê mỗi ngày hoặc ăn lê khi bụng đói dễ gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

  • Không ăn lê với rau dền, mồng tơi, củ cải trắng, cua... Vì sẽ gây ngộ độc.

  • Không ỷ lại vào lê mà cần bổ sung đa dạng các nhóm chất, bổ sung vitamin trước khi sinh hoặc sữa bầu để cung cấp dinh dưỡng thiếu hụt từ chế độ ăn hàng ngày nhằm đáp ứng mọi nhu cầu sức khoẻ của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.

  • Chú ý chọn lê tươi và rửa sạch trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh ngộ độc.

ba-bau-an-le-duoc-khong-6
Mẹ bầu chỉ nên ăn lê với hàm lượng vừa phải

Những thực phẩm nào không nên ăn cùng quả lê?

Nếu kết hợp lê cùng với những phẩm khác có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm cả ngộ độc. Dưới đây là một số thực phẩm không nên ăn cùng lê, cụ thể:

  • Thịt ngỗng: Thịt ngỗng có hàm lượng đạm và chất béo cao, còn lê là loại quả tính lạnh, kết hợp hai loại này với nhau sẽ khiến thận bị quá tải.

  • Củ cải: Sự kết hợp của axit cyanide có trong củ cải và đồng ketone chứa trong quả lê có thể gây bướu cổ và suy giáp trạng ở người bệnh.

  • Rau dền: Ăn rau dền và lê cùng nhau có thể khiến bệnh nhân gia tăng các triệu chứng như buồn nôn và rối loạn tiêu hóa.

  • Nước nóng: Khi dùng lê cùng với nước nóng sẽ gây xung đột ở đường tiêu hóa, dễ gây ra bệnh tả.

ba-bau-an-le-duoc-khong-7
Không nên ăn lê cùng với thịt ngỗng

Gợi ý món ngon từ quả lê dành cho bà bầu

Mẹ bầu có thể tham khảo cách chế biến lê dưới đây để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng mà lê mang lại:

  • Ăn trực tiếp: Mẹ chọn những quả lê tươi, không bị dập hay dập, gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng nhỏ và ăn trực tiếp.

  • Nước ép lê: Mẹ rửa sạch lê, gọt vỏ, cho vào máy ép là có được cốc nước ép lê thơm ngon. Mẹ bầu có thể trộn lê với các loại trái cây khác như ổi, táo, dâu tây… để tăng hương vị và dinh dưỡng.

  • Sinh tố lê: Mẹ rửa sạch, gọt vỏ lê rồi cho vào máy xay sinh tố, có thể thêm sữa tươi, nếu không thích ngọt có thể bỏ qua và dùng trực tiếp. Đổ bỏ sinh tố sau 2 tiếng xay mà mẹ chưa uống hết, đừng để sinh tố trong tủ lạnh qua đêm

  • Lê hấp đường phèn: Mẹ chuẩn bị 1 quả lê, 2-3 quả táo tàu, 5-6 viên đường tùy theo độ ngọt của mẹ. Sau đó cắt lê cho vào bát, cho nguyên liệu vào và hấp chín. Hấp khoảng 15 phút là mẹ bầu có thể ăn lê hấp thơm ngon, trị ho rất hiệu quả

ba-bau-an-le-duoc-khong-8
Lê hấp đường phèn rất tốt cho mẹ bầu

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về câu hỏi bầu ăn lê được không? Hi vọng các bậc làm cha mẹ đã có được câu trả lời và biết cách bổ sung lê hiệu quả cho mẹ bầu khi mang thai. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.

Cùng chuyên mục