Thứ hai, 09/12/2024, 11:00 (GMT+7)

9 việc nên làm vào mùa đông để giữ ấm cơ thể và tránh bệnh tật

Vào mùa đông, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, việc giữ ấm cơ thể trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Dưới đây là 9 việc nên làm vào mùa đông để giữ ấm cơ thể và tránh bệnh tật.

Mặc đủ ấm vào mùa đông

Việc đầu tiên và cũng là điều cơ bản nhất để giữ ấm cơ thể trong mùa đông chính là mặc áo quần đủ ấm. Việc mặc quần áo phong phanh, đặc biệt là khi trời rét, có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại. Cơ thể không được giữ ấm đúng cách có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, đột quỵ, sốc nhiệt, làm ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Mặc quần áo đủ ấm vào mùa đông có nghĩa là bạn mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì chỉ mặc vài lớp áo dày. Điều này giúp ngăn không cho gió lạnh lùa vào người, bảo đảm nhiệt độ cơ thể luôn ổn định và ấm áp. Bạn có thể lựa chọn những chiếc áo giữ nhiệt cổ cao để mặc trong cùng, vừa mỏng nhẹ mà còn có khả năng giữ ấm cơ thể tốt.

Ngoài ra, bạn nên ưu tiên mua những chiếc áo khoác dày như áo phao, áo khoác chần bông, áo lông với chất lượng và độ bền cao. Chúng vừa có tác dụng giữ ấm hiệu quả vừa có thể sử dụng lâu dài. Vào mùa đông, chúng ta thường mặc rất nhiều lớp áo ở bên trong. Do đó, hãy chọn những chiếc áo khoác rộng hơn bình thường để tránh gây cộm và khó chịu khi mặc.

Lưu ý rằng, bạn không nên ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết khi nhiệt độ được cảnh báo quá thấp. Ngay cả khi ở trong nhà, việc mặc quần áo dài và nhiều lớp vẫn nên được ưu tiên để giữ ấm cơ thể. Cũng có thể mặc thêm áo khoác và ngồi ở những nơi kín gió trong nhà nếu cảm thấy quá lạnh.

măc ấm
Lựa chọn những loại áo khoác dày là cách để giữ ấm cơ thể trong mùa đông.

Lưu ý giữ ấm đầu và cổ

Đầu và cổ được xem là hai bộ phận quan trọng của cơ thể. Chúng cần được bảo vệ đúng cách khi thời tiết trở nên rét buốt. Nhiều người thường chủ quan rằng mình đã mặc đủ ấm nên không cần phải quàng khăn hay trùm đầu khi đi ra đường. Tuy nhiên, điều này khiến cho cơ thể dễ dàng bị nhiễm lạnh và lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân bởi vì đầu và cổ là hai bộ phận chứa rất nhiều mạch máu. Nếu chúng không được giữ ấm đúng cách, nguy cơ bị cảm lạnh, đau đầu, đau cơ, thậm chí làm suy giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng cao.

Để giữ ấm đầu và cổ hiệu quả vào mùa đông, hãy chọn đội mũ len, mặc áo khoác có mũ, đeo khăn choàng cổ, hoặc dùng khăn để trùm lên đầu nếu bạn quên mang theo mũ. Lưu ý rằng khi lựa chọn mũ để đội vào mùa đông, nên mua những loại mũ len dài có thể che được tai để đảm bảo vùng đầu được giữ ấm hoàn toàn. Đối với những ngày gió lạnh, có thể đeo khẩu trang để hạn chế hít phải không khí lạnh, giúp bảo vệ mũi và cổ họng, đồng thời tránh các bệnh lây qua đường hô hấp.

am dau va co
Luôn cẩn trọng giữ ấm đầu và cổ bằng việc quàng khăn, đội mũ.

Tăng cường uống nước ấm vào mùa đông

Một trong những thói quen quan trọng để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông chính là uống nước ấm thường xuyên. Nước ấm không chỉ có tác dụng giúp duy trì thân nhiệt cơ thể mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh do tác động của thời tiết lạnh gia tăng. 

Nhiều người có thói quen uống nước đá vào mùa đông, tuy nhiên nó lại gây ra một số vấn đề đối với sức khỏe, đặc biệt khi tiếp xúc với không khí lạnh bên ngoài. Nước lạnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, gia tăng sự co thắt mạch máu gây viêm nhiễm niêm mạc họng, từ đó dẫn đến các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi, nhức đầu. Đồng thời, uống nước lạnh có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy do sự co thắt đường ruột.

Việc uống đủ nước cũng rất quan trọng trong mùa đông. Mặc dù có thể cảm giác ít khát hơn so với mùa nắng nóng, nhưng cơ thể vẫn cần được cung cấp đủ nước để duy trì các chức năng cơ bản như tiêu hóa, trao đổi chất,... Uống ít nước có thể gây ra các triệu chứng da nứt nẻ, đau đầu, mệt mỏi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một sự lựa chọn tốt để thay thế cho nước ấm đó chính là các loại trà nóng. Trà nóng không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể tự pha các loại trà nóng đơn giản tại nhà như trà gừng, trà quế, trà xanh,... để thưởng thức trong mùa đông.

21733712494.png
Một cốc trà nóng là sự lựa chọn tốt để thay thế cho nước ấm.

Không tắm lâu, hãy tắm bằng nước ấm

Tắm là một việc cơ bản và thiết yếu giúp duy trì vệ sinh cá nhân mỗi ngày. Tuy nhiên, khi tắm vào mùa đông, hãy chú ý đến thời gian và nhiệt độ của nước để tránh những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Tắm quá lâu, quá khuya hoặc tắm nước lạnh có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh, trúng gió, đau đầu, mệt mỏi, hoặc thậm chí có thể bị đột quỵ.

Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, nên tắm vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày hoặc không tắm gội sau 23h khuya. Sử dụng nước ấm để tắm, giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và làm ấm cơ thể từ bên trong. Trong trường hợp thời tiết rét buốt, cơ thể không tiết quá nhiều mồ hôi, chỉ cần tắm sơ qua hoặc lau người bằng khăn ấm. Việc này giúp giữ ấm và tránh làm giảm nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột. 

Đồng thời, trang bị thêm đèn sưởi trong phòng tắm là một cách thông minh để đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định và ấm áp. Điều này không chỉ giúp cơ thể tránh nhiễm lạnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi để thư giãn và chăm sóc bản thân trong mùa đông khắc nghiệt.

Ngâm chân nước ấm 

Ngoài vùng cổ và đầu, chân cũng là một bộ phận quan trọng cần được giữ ấm đúng cách khi mùa đông đến. Bàn chân chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu liên kết với các mạch máu ở tim, não và cột sống. Do đó, toàn bộ cơ thể sẽ cảm nhận được sự lạnh cóng nếu chân tiếp xúc trực tiếp trên nền nhà rét buốt. Một trong những tác hại đầu tiên của việc không giữ ấm chân có thể là cảm giác khó chịu và đau nhức. Nếu tình trạng này kéo dài, có khả năng cao sẽ phát triển thành các căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh bỏng lạnh (frostbite).

Một biện pháp hiệu quả để bảo vệ đôi chân trong mùa đông là thực hiện ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ 10-15 phút. Có thể sử dụng nước muối, cho thêm một ít tinh dầu thơm hoặc đun nước lá để ngâm chân. Quá trình này giúp giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc, cải thiện giấc ngủ và làm ấm cơ thể. Bôi thêm kem dưỡng ẩm lên da sau khi ngâm chân cũng là một biện pháp để ngăn chặn sự nứt nẻ vào mùa đông. 

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải, không nên ngâm chân trong nước quá nóng, vì điều này có thể gây bỏng chân và làm tổn thương da. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn giày ấm với chất liệu chống thấm nước, mang giày bốt, đi thêm tất cổ cao khi ra đường, đi dép bông ở trong nhà để giữ ấm cho chân, tránh mắc bệnh viêm khớp sau này.

ngâm chân nước ấm
Ngâm chân bằng nước ấm giúp giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc, cải thiện giấc ngủ và làm ấm cơ thể.

Ăn đủ đưỡng chất

Vào mùa đông, việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống đủ chất là cũng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng của cơ thể. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng không chỉ làm cho cơ thể trở nên yếu đi mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh vặt khi chuyển mùa hoặc thời tiết trở nên quá khắc nghiệt.

Chế độ ăn uống đủ chất và hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả. Từ đó tái tạo năng lượng và sinh nhiệt cho cơ thể để duy trì nhiệt độ ổn định, tăng cường khả năng chịu đựng trong môi trường lạnh.

n đủ chất
Duy trì chế độ ăn uống đủ chất là cũng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng của cơ thể.

Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vào mùa đông, nên tập trung vào việc ăn đa dạng các loại thức ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, cá hồi, thịt,,... Ngoài ra, bạn nên ăn đồ ăn nấu chín và thưởng thức ngay khi còn nóng. Ăn các loại súp, cháo, lẩu hoặc món hầm có thể làm giảm cảm giác lạnh từ bên trong cơ thể.

Tăng cường vận động

Thời tiết mùa đông lạnh buốt có thể khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi một chỗ hoặc nằm trong chăn ấm thay vì phải ra ngoài tập thể dục. Tuy nhiên, việc lười vận động trong thời tiết này có thể làm suy giảm thể lực và tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. 

Bạn nên dành ra một ít thời gian trong ngày để thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng, hoặc vận động tay chân để giãn cơ, tránh mắc các bệnh về xương khớp sau này. Ngoài ra, đi bộ hoặc chạy bộ khi có thời gian rảnh cũng là một hoạt động thể dục nhẹ nhàng, giúp làm ấm cơ thể và cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Tuy nhiên, bạn không nên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối muộn bởi vì đó là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất. Thay vì vậy, bạn có thể tập yoga, mua máy tập tại nhà hoặc tìm kiếm các bài tập trên Internet. Tăng cường vận động vào mùa đông không chỉ giúp duy trì nhiệt độ và sức khỏe, mà còn mang lại tinh thần lạc quan và năng lượng tích cực cho cơ thể.

Hạn chế rượu bia 

Một số người thường xuyên uống rượu bia vào mùa đông do lầm tưởng rằng nó có thể giúp làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, lối sống không lành mạnh này mang lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe nếu lạm dụng quá mức. 

Một trong những rủi ro lớn nhất khi uống quá say vào mùa đông là khả năng bị sốc nhiệt. Trong khi cơ thể đang ở trạng thái nóng do tác động của rượu bia, việc chuyển sang môi trường lạnh ngay lập tức có thể khiến cơ thể dễ bị đột quỵ, tai biến hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nguyên nhân bởi vì khi uống rượu, các mạch máu thường giãn nở, khiến lưu lượng máu tăng cao và làm giảm áp lực máu. Tuy nhiên, tiếp xúc với không khí lạnh khiến các mạch máu phải co lại một cách đột ngột để giữ ấm. 

han chế rượu nia

Vì vậy, nên hạn chế hoặc nói không với rượu bia. Kiểm soát lượng uống cũng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp rủi ro liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ và áp lực máu, duy trì một trạng thái sức khỏe và tinh thần một cách tốt nhất trong mùa đông.

Giữ ấm ngôi nhà đang ở

Để giữ ấm nhà cửa trong mùa đông, hãy đảm bảo cửa sổ và cửa ra vào được đóng kín để ngăn không khí lạnh xâm nhập. Kiểm tra các khe hở trong phòng, đặc biệt là phòng ngủ và phòng tắm, sau đó sử dụng băng dính cách nhiệt hoặc miếng che silicon để lắp vào. Nên lựa chọn mua những loại rèm với chất liệu tốt để giữ ấm căn phòng hiệu quả. Vào mùa đông, khi nhiệt độ trở nên quá lạnh, bạn nên đóng hết rèm cửa lại. 

Lựa chọn thảm trải sàn là một gợi ý hay khi không chỉ tạo cảm giác ấm áp, mà còn giúp giữ ấm tốt hơn so với việc đi trên sàn lạnh. Hãy sử dụng vật liệu cách nhiệt như tường cách nhiệt, rèm cửa chống nhiệt hoặc thảm giữ nhiệt để duy trì nhiệt độ trong phòng.

Ngoài ra, việc sử dụng những thiết bị sưởi trong mùa đông như đèn sưởi phòng tắm, túi sưởi đa năng, điều hòa hai chiều, quạt sưởi,... cũng là một phương pháp hiệu quả để giữ ngôi nhà luôn ấm áp, có nhiệt độ ổn định. Tuy vậy, tùy vào kinh tế và nhu cầu của gia đình hãy lựa chọn cho ngôi nhà của mình những vật dụng hợp lý, nhằm tiết kiệm chi phí, hạn chế phát sinh quá mức cần thiết. 

Cùng chuyên mục