12 xu hướng thương mại điện tử sẽ “vượt bậc” vào năm 2024
Việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử ngày càng có nhiều thay đổi. Từ khảo sát của mình, HubSpot dự đoán có 12 xu hướng sẽ phát triển mạnh trong 2024.
Muốn tăng cơ hội phát triển trên thị trường, các thương hiệu cần nắm bắt được những xu hướng tiêu dùng mới để có chiến lược marketing phù hợp. Dưới đây là 12 xu hướng được dự đoán sẽ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên các sàn thương mại điện tử được HubSpot nêu ra.
Short-Form Video (video ngắn)
2023 được đánh là năm ghi nhận tỷ lệ các thương hiệu áp dụng video marketing cao nhất trong vòng 9 năm qua. Trong đó, nắm bắt tâm lý người xem, những nội dung video dạng ngắn (short-form video) dần trở thành định dạng phổ biến trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.
Video ngắn được xem vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các thương hiệu đa lĩnh vực. Nếu biết cách khai thác cùng nội dung phù hợp, sản phẩm dễ trở nên viral và tiếp cận lượng người xem cao. Ngược lại, “nhồi nhét” quá nhiều thông tin cho người xem sẽ khiến họ cảm thấy “bội thực”, chán ghét.
Do vậy, hơn hết, hãy ưu tiên những thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu nhưng mang lại ý nghĩa và có hình thức hấp dẫn, mới lạ.
Direct Messages (tin nhắn trực tiếp)
Thương hiệu cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng đa nền tảng toàn diện. Nếu phản hồi chậm hay bỏ qua những tin nhắn trực tiếp, bạn có thể đánh mất những khách hàng tiềm năng cùng sự hài lòng khi mua sắm của họ.
Hiện tại, nhiều thương hiệu lớn đang ứng dụng công nghệ phần mềm quản lý CRM để có thể chăm sóc khách hàng toàn diện nhanh chóng, hiệu quả. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trọn vẹn trong tương lai.
Hành vi mua sắm bền vững
Người tiêu dùng đang ngày càng có nhận thức sâu rộng về vấn đề môi trường và rác thải.
Trong một báo cáo được HubSpot chia sẻ, 82% khách hàng mong muốn thương hiệu áp dụng hoạt động bền vững và đặt sức khỏe con người lên hàng đầu. Từ đây, dễ dàng nhận ra, khách hàng đang dần hướng đến hành vi mua sắm bền vững.
Thương mại hóa trên các nền tảng mạng xã hội
Mạng xã hội là cơ hội để thương hiệu kết nối, thu hút và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Theo khảo sát của HubSpot chỉ ra, gần một nửa (47%) người dùng đã từng mua sắm online thông qua TikTok và Instagram. Đồng thời, 42% người dùng cũng sẵn sàng bổ sung thông tin thanh toán nên mạng xã hội để mua hàng.
Từ những số liệu khảo sát trên, thương hiệu dễ dàng khai thác tiềm năng của mạng xã hội để hỗ trợ hành vi mua sắm trọn gói của khách hàng.
Dự đoán, năm 2024 sắp tới, các trang mạng xã hội sẽ phát triển toàn diện bởi các công nghệ mới. Đây là cơ hội để hoạt động thương mại trở nên rộng mở hơn.
Giao hàng “hỏa tốc” trong ngày
Trong năm 2024, yêu cầu về tốc độ giao hàng khi mua sắm trên kênh thương mại điện tử sẽ trở nên cấp thiết hơn.
Trong hơn 4 năm qua, Amazon đã mở thêm 45 điểm vận chuyển và còn được dự đoán con số có thể tăng lên 150 điểm trong vòng vài năm tới. Yêu cầu cao về thời gian giao hàng không dành cho Amazon mà còn rất nhiều thương hiệu khác.
Nếu thương hiệu không thể đáp ứng nhu cầu này của khách hàng, họ sẽ bị thay thế bởi các đối thủ khác. Khách hàng không thể chờ đợi bạn và cách duy nhất để giữ chân họ là đáp ứng mọi nhu cầu.
Thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR)
Công nghệ AR và VR mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và trọn vẹn khách hàng. Nhờ công nghệ thực tế ảo VR, khách hàng dễ dàng thấy được sự tương tác với các sản phẩm trong môi trường thực. Và công nghệ thực tế tăng cường AR sẽ mang đến trải nghiệm nhập vai hoàn hảo cho người dùng.
Theo Zion Market Research, thị trường công nghệ AR dự kiến sẽ tăng lên 128 tỷ USD trong năm 2028. Cả AR và VR đều đang thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với thế giới xung quanh. Chúng giúp họ dễ dàng hình dung sản phẩm cũng như mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị, chính xác.
Livestream (Phát trực tiếp)
Trong năm 2023, mua sắm qua livestream đã rất được ưa chuộng và nó sẽ lại càng phổ biến hơn nữa. Các tính năng như: TikTok Live, Facebook Live, Instagram Live, YouTube Live… cung cấp trải nghiệm xem trực tiếp cho khách hàng. Đồng thời, thương hiệu có thể tương tác với người xem bằng cách trả lời bình luận trong phiên Live.
Bằng việc áp dụng livestream, phần lớn các thắc mắc, bình luận của khách hàng sẽ được giải đáp. Do vậy, việc mua và bán hàng có thể diễn ra trực quan, sinh động hơn.
Công nghệ tự động và Chatbot
Trong tương lai, các thương hiệu sẽ hướng đến việc thay thế lao động phổ thông bằng công nghệ tự động và chatbot để cắt giảm tối đa chi phí. Chatbot hoạt động tương tự như một tư vấn viên ảo hỗ trợ hoặc thay thế con người trong quản lý các cuộc trò chuyện, tương tác với khách hàng.
Năm 2024 được dự đoán sẽ là sự phát triển mạnh mẽ của chatbot khi nó đáp ứng được yêu cầu của thương hiệu cũng như khách hàng.
Image Search (Tìm kiếm bằng hình ảnh)
Khách hàng yêu thích việc sử dụng điện thoại để mua sắm trực tuyến thay vì các thiết bị khác. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phát triển dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh.
Thông tin hình ảnh có hiệu quả hơn văn bản khi mua sắm, đặc biệt là hạng mục quần áo, đồ nội thất... Điều này giúp khách hàng tìm được sản phẩm giống như mong muốn mà câu chữ khó miêu tả đúng.
ROPO (Tìm kiếm trực tuyến, mua sắm trực tiếp)
ROPO (Research Online, Purchase Offline) là quá trình bắt đầu từ thương hiệu thu thập thông tin khách hàng trên mạng xã hội, theo dõi từ định vị địa lý đến hình thức thanh toán của họ bằng các công cụ phân tích. Theo đó, thương hiệu sẽ triển khai định dạng quảng cáo phù hợp để thu hút khách hàng.
Lý do là do người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua. Sự bùng nổ của internet mang đến cho họ nhiều cơ hội nghiên cứu kỹ lưỡng những sản phẩm mà mình đang cân nhắc.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần tìm hiểu về hành trình mua sắm này của người mua hàng để có thể đưa ra các chiến lược marketing đa dạng hơn.
Công nghệ máy học (Machine Learning) và A.I
Công nghệ máy học và A.I cũng đang dần được các nhà bán hàng áp dụng mạnh mẽ.
Công nghệ máy học giúp tối ưu hóa việc đặt quảng cáo hoặc dự đoán hành vi của người tiêu dùng. A.I - trí tuệ nhân tạo ngay từ khi xuất hiện cũng tạo nên làn sóng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương hiệu cũng như khách hàng. Các nền tảng thương mại điện tử khi bắt kịp sự chuyển dịch này sẽ có cơ hội tăng hiệu quả trong hoạt động marketing.
Video về sản phẩm
Đối với mua sắm online, không được ngắm nghía, sờ mó sản phẩm trực tiếp sẽ phần nào khiến khách hàng băn khoăn. Do vậy, để tăng lợi thế cạnh tranh, thương hiệu nỗ lực chứng minh tính xác thực nhất cho sản phẩm.
Khi sản xuất video sản phẩm, cần lưu ý đến nhiều yếu tố về thời lượng, nội dung, thông điệp, chất lượng hình ảnh và âm thanh… Trong đó, hãy luôn sáng tạo và đổi mới để thu hút người xem cũng như khách hàng.
(Nguồn ảnh: Freepik)
- MEDTECH và nhiều cá nhân bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực y tế, quảng cáo
- Nhìn lại 6 chiến dịch quảng cáo đầy cảm xúc, ý nghĩa của BAEMIN
- Cuộc đua chiến dịch quảng cáo sáng tạo nhộn nhịp mùa cuối năm
- MEDTECH và nhiều cá nhân bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực y tế, quảng cáo
- Nhìn lại 6 chiến dịch quảng cáo đầy cảm xúc, ý nghĩa của BAEMIN
- Cuộc đua chiến dịch quảng cáo sáng tạo nhộn nhịp mùa cuối năm
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh quảng cáo tại Việt Nam?
- Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam có sự xuất hiện của nhiều “ông lớn”
- Discovery Channel quảng bá văn hóa cà phê Việt Nam đến toàn cầu